Sunday, June 9, 2013

Dân cần những lá phiếu thực chất

 Hôm nay, Quốc hội sẽ tổ chức lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Lấy phiếu tín nhiệm là việc làm đầu tiên của Quốc hội thực hiện đối với những người có chức vụ trong bộ máy nhà nước. Đây là một bước tiến mới trong quá trình thực hiện dân chủ, nhưng cũng vì lần đầu nên không ít sự kỳ vọng đi cùng với những băn khoăn cho sự "khởi đầu nan”. Đó cũng là những chia sẻ của các vị ủy viên Đoàn Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam, thành viên một số Hội đồng tư vấn với Đại Đoàn Kết. 


Để việc lấy phiếu tín nhiệm không hình thức,

cần phải có thông tin về người được lấy phiếu tín nhiệm.

Trong ảnh – Bộ trưởng Bộ GT-VT Đinh La Thăng

đi kiểm tra tình hình đổi mũ trợ giá

Ảnh:TL


"Bỏ phiếu không đúng dân sẽ phản ứng”



Ông Lù Văn Que

Đối với việc lấy phiếu tín nhiệm với 47 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn ông Lù Văn Que – Chủ nhiệm HĐTV về Dân tộc của UBTƯMTTQ Việt Nam cho rằng đây là việc làm tích cực để đáp ứng lòng tin cũng như mong mỏi của nhân dân.


Theo ông Que, vấn đề lớn nhất đối với người đại biểu Quốc hội- người trực tiếp cầm lá phiếu đại diện cho nhân dân phải thực sự phản ánh được ý nguyện của nhân dân và làm đầy đủ trách nhiệm mà nhân dân giao phó. Khi bỏ phiếu các đại biểu QH phải thực sự công tâm khách quan, phải nắm rõ ưu khuyết điểm của người mà mình bỏ phiếu mà không được thiên vị, cảm tình. Cái quan trọng nhất đối với người đại biểu Quốc hội không thể vì nể nang mà phải vì công việc, vì lợi ích của nhân dân vì hiện trong nhân dân cũng có dư luận e ngại rằng "mấy ông bị bỏ phiếu họ đi mua, đi vận động hết rồi”. Người dân cũng e ngại nếu kết quả bỏ phiếu đều tốt đẹp thì sẽ là hình thức và chưa phản ánh thực chất và thực trạng bức xúc của xã hội.


"Tôi chỉ mong những người được bỏ phiếu phải thực hiện đúng như lời Bác Hồ nói, mình không phải để làm quan mà được nhân dân giao, Quốc hội giao cho chức nọ quyền kia là để phục vụ nhân dân, để làm người đầy tớ của dân. Mong các vị tỉnh táo và theo đến cùng lời dạy của Bác, đừng làm nửa vời sẽ mất tín nhiệm. Người dân cũng sáng suốt lắm vì khi Quốc hội làm không chuẩn thì họ sẽ có ý kiến lại. Mặc dù chưa biết kết quả thế nào nhưng nếu kết quả bỏ phiếu đúng thì người dân sẽ ủng hộ còn bỏ phiếu không đúng người dân sẽ có phản ứng”, ông Que chia sẻ.


Ông Que cũng đề xuất nên mở rộng dân chủ trực tiếp vì càng mở rộng dân chủ trực tiếp bao nhiêu, càng tốt bấy nhiêu, còn việc gì không trực tiếp được mới để gián tiếp. "Trong thời gian tới nên hướng tới việc để chính người dân bỏ phiếu, chấm điểm với các chức danh này vì người dân sáng suốt lắm và cũng công bằng lắm”, ông Que khẳng định.


"Nếu tín nhiệm hết thì rõ ràng là hình thức”



Giáo sư Lưu Văn Đạt
Với tư cách một công dân, Giáo sư Lưu Văn Đạt, Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn về Dân chủ- Pháp luật rất hoan nghênh chủ trương lấy phiếu tín nhiệm 47 vị trí do Quốc hội bầu và phê chuẩn. Tuy nhiên, Giáo sư Đạt cũng thẳng thắn cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm rất khó.


"Cái khó này được thể hiện ngay ở việc các đại biểu Quốc hội có nắm được những thông tin về những người được lấy phiếu tín nhiệm? Thông tin đó có đầy đủ không? Bởi những thông tin này không chỉ ở trên các phương tiện thông tin đại chúng mà phải là những thông tin các đại biểu Quốc hội được cung cấp hoặc tìm hiểu về kết quả mà qua quá trình làm việc các vị ấy đạt được”, ông Đạt nói.


Để tránh việc lấy phiếu tín nhiệm hình thức, Giáo sư Lưu Văn Đạt cho hay, các đại biểu Quốc hội cần thấu hiểu được những người được lấy phiếu tín nhiệm hoạt động như thế nào? Phải hiểu được người dân đánh giá các vị đó ra sao? Tuy nhiên, Giáo sư cũng bày tỏ sự băn khoăn khi cho rằng, ý kiến của người dân cũng chỉ là những ý kiến mang tính tham khảo vì hiện người dân có ít thông tin về 47 vị được lấy phiếu tín nhiệm sắp tới.


"Theo tôi, vấn đề lấy phiếu tín nhiệm rất phức tạp, vì đó là chuyện đánh giá một con người. Còn khi đã có kết quả, những ai xứng đáng thì tiếp tục làm việc, ai không xứng đáng, bằng hình thức này hay hình thức khác nên thôi đảm nhiệm chức vụ đó”, Giáo sư Đạt khẳng định.


Vị Chủ nhiệm Hội đồng tư vấn Dân chủ và Pháp luật của UBTƯMTTQ Việt Nam cũng cho rằng, nên tránh tình trạng có những vị đại biểu Quốc hội nghĩ một đằng nhưng khi bỏ phiếu thì lại làm một nẻo.


"Nếu trong đợt lấy phiếu tín nhiệm lần này, tất cả các vị đều được tín nhiệm hết thì rõ ràng là hình thức. Vì thực tế, có vị làm được việc, có vị không làm được, có vị làm được việc nhưng phẩm chất lại có vấn đề...Cho nên, việc lấy phiếu tín nhiệm đòi hỏi những người bỏ phiếu phải dũng cảm, nhìn thẳng vào sự thật, không né tránh, phải vì dân, vì nước chứ không phải vì lợi ích của bản thân mình”, Giáo sư Lưu Văn Đạt khẳng định.


Chất vấn những khuyết điểm cụ thể sẽ tránh được lá phiếu "tri ân”



Giáo sư Nguyễn Lang
Đồng quan điểm với Giáo sư Lưu Văn Đạt, Giáo sư Nguyễn Lang, ủy viên Hội đồng tư vấn về Kinh tế, cũng cho rằng, việc lấy phiếu tín nhiệm thực chất là rất khó.


"Việc lấy phiếu tín nhiệm chính là một hình thức để xác định đúng, sai và đưa ra kết luận để sửa chữa cái gì, rồi từ đó tìm cách khắc phục nguyên nhân và giao cho những người được lấy phiếu nhiệm vụ sửa sai để đến kỳ họp sau xem xét, quyết định tín nhiệm ở mức độ nào”, Giáo sư Lang khẳng định.


Tuy nhiên, muốn xác định tín nhiệm phải biết đúng, biết sai chỗ nào để sửa. Bác Hồ từng nói "Trị bệnh để cứu người” cho mỗi đảng viên thì mỗi người phải là "thầy thuốc”của chính mình. Biết sai thì trị cái sai chứ không phải thấy sai là bỏ.


"Không ai là không có cái sai”. Hiện tôi thấy dư luận đang bàn tán xôn xao liệu có những lá phiếu "tri ân”, lá phiếu "đáp lễ” trong quá trình lấy phiếu tín nhiệm? Tôi khẳng định là có nhưng quan trọng là chúng ta phải tìm ra những điểm này để khắc phục”, Giáo sư Lang bày tỏ.


Để khắc phục, theo Giáo sư Lang, những đại biểu Quốc hội tại các kỳ họp cần tập trung chất vấn những vấn đề cụ thể, đi sâu vào những việc làm cụ thể thì mới mong tránh được những lá phiếu tri ân. Kinh nghiệm cho thấy, muốn làm được việc đó chúng ta chỉ hỏi một điều, một việc cụ thể chứ không nên hỏi nhiều việc khiến nó bị loãng ra.


"Đi vào những vấn đề cụ thể, có những cái sai "rõ như ban ngày” thì sẽ không thể có những lá phiếu "tri ân”, Giáo sư Nguyễn Lang khẳng định.

Hoàng Yến - Vũ Mạnh -

Nguyễn Phượng - Ảnh: Hoàng Long

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65541&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment