Sunday, June 9, 2013

Không “hòa cả làng” khi lấy phiếu tín nhiệm

 “Vì đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm do đó cũng không nên kỳ vọng nhiều quá. Nhưng nếu cho rằng cuối cùng cũng “hòa cả làng” thì không hẳn, bởi từ kết quả lấy phiếu, mỗi người sẽ thấy được trách nhiệm của mình để cố gắng hoàn thành công việc tốt hơn”. 

  

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã chia sẻ như vậy, khi trao đổi với  Báo Giao thông  về việc lấy phiếu tín nhiệm đối với 47 chức danh chủ chốt, lần đầu tiên được tiến hành tại Quốc hội. Ông Dũng cho biết, mọi công tác chuẩn bị cho việc lấy phiếu đã được hoàn tất.

 Nhìn hành động cụ thể để đánh giá 

 Theo ông, để đưa ra được những quyết định chính xác nhất trong các lá phiếu của mình thì ngoài thông tin chính thức (các báo cáo), đại biểu cần tham khảo những “kênh” thông tin nào? 

Đầu tiên là căn cứ các báo cáo của 47 chức danh được đưa ra lấy phiếu. Tiếp đến là qua các phát biểu, giải trình của họ trong các hoạt động của Quốc hội đối với các vấn đề mà dư luận, cử tri quan tâm. Đây chính là cách để thấy rõ nhất phẩm chất chính trị của những chức danh chủ chốt: Có “bốc lửa” đối với các vấn đề của đất nước không, khả năng nắm bắt các vấn đề như thế nào, nhanh nhạy với cuộc sống không? Nguồn thông tin nữa là từ ý kiến của cử tri, thông qua các kênh tiếp nhận, từ báo chí - nguồn thông tin của công luận.

Nguồn thông tin rất nhiều và chính vì vậy, phải thấy rằng tất cả chỉ để tham khảo. Đại biểu phải bằng sự nhạy cảm chính trị và năng lực đánh giá của mình, xuất phát từ đất nước ở thời điểm này thì anh tín nhiệm phẩm chất gì nhất, cần một con người như thế nào nhất. Ví dụ như khi nhắc đến Bộ trưởng Bộ GTVT, người ta liên tưởng ngay đến một con người quyết đoán, sống chết với công việc. Những người như vậy, cách hành động như vậy rất dễ đụng chạm nhưng có lẽ mẫu người như thế vẫn cần hơn là một con người tròn vo, chẳng đụng đến ai, chẳng làm gì cả.

 Công tâm, khách quan khi bỏ phiếu 

 Theo ông, yêu cầu cần thiết nhất đối với mỗi đại biểu khi đưa ra quyết định trong lá phiếu của mình là gì? 

"Khi nhắc đến Bộ trưởng Bộ GTVT, người ta liên tưởng ngay đến một con người quyết đoán, sống chết với công việc. Những người như vậy, cách hành động như vậy rất dễ đụng chạm, nhưng có lẽ mẫu người như thế vẫn cần hơn là mẫu người tròn vo, chẳng đụng đến ai, chẳng làm gì cả”.

  TS. Nguyễn Sĩ Dũng  

Đó là sự công tâm và khách quan, là những phẩm chất rất quan trọng. Khách quan là phải dựa vào những chứng cứ mà mình thấy được để đánh giá, chứ không phải dựa vào những ý kiến, những suy luận chủ quan. Một người tròn vo thì chứng cứ cũng tròn vo, cho thấy người đó chẳng làm gì cả. Một người quyết đoán, dám dấn thân thì chứng cứ rất rõ, được phát ra bên ngoài bằng những hành động. Khách quan là phải hiểu được chứng cứ, phải thấy được những thứ đo đếm được, không phải là những suy luận chủ quan. Khách quan là phải căn cứ vào hành động cụ thể để đánh giá.

Còn công tâm là việc anh dùng một cái chuẩn mực để đánh giá, thì cái đó phải là như nhau với tất cả mọi người, không phải là người này mình thích thì mình hạ chuẩn mực. Trong bối cảnh chính trị xã hội hiện nay thì người đó làm được cái gì và cái gì không thể làm được.

Một ông bộ trưởng mới lên cũng phải kế thừa, nên phải thấy được vai trò của người tiền nhiệm để lại. Có người được kế thừa cái vinh quang của người đi trước để lại và họ chưa làm được gì. Nhưng cũng có thể có người hứng trọn cả “núi” vấn đề, cả “núi” khó khăn mà người đi trước gây ra. Rõ ràng, nói đến công bằng, công tâm thì anh phải thấy được công việc là một dòng chảy, không phải một người nhảy vào có thể ngắt đoạn trước.

 Việc công khai kết quả tín nhiệm đã đành, theo ông, chúng ta có nên công khai cả tỷ lệ phiếu? 

Cái đó không khó, bởi từ kết quả lấy phiếu thì chia ngay ra được tỷ lệ thôi, chẳng hạn như người này được bao nhiêu phần trăm đánh giá là rất tín nhiệm, bao nhiêu phần trăm là tín nhiệm, bao nhiêu là không tín nhiệm.

Tuy nhiên, vấn đề vẫn chưa rõ ràng ở chỗ: Một người nếu được 30% rất tín nhiệm và chỉ được 10% tín nhiệm, cộng lại là 40%, so với một người được 10% rất tín nhiệm, nhưng lại được 40% tín nhiệm, cộng lại là 50%, vậy ai hơn ai? Liệu một phiếu rất tín nhiệm có giá trị bằng hai phiếu tín nhiệm không? Nói chung, ngay cả khi công bố ra rồi cũng khó đánh giá. Tóm lại, đây là vấn đề mới, chưa có “chuẩn” cụ thể như thế nào.

 Theo ông, nếu lấy phiếu mà kết quả thấp thì có nên tiến hành bước 2 là bỏ phiếu tín nhiệm, đồng thời phải dự trù người thay thế những người không làm được việc? 

Theo Nghị quyết của Quốc hội, nếu không đạt 30%, tức là số phiếu tín nhiệm thấp trên 2/3 thì sẽ đặt vấn đề bỏ phiếu tín nhiệm luôn, bản chất là bất tín nhiệm. Việc bỏ phiếu có thể tiến hành ở kỳ họp này, cũng có thể ở kỳ sau. Việc này để mở. Còn việc dự trù nhân sự lại do Đảng quyết định. Nhưng có lẽ công bằng hơn là để cho người đó tranh luận, giải trình.

 Nhiều ý kiến gần đây cho rằng, nếu không làm nghiêm túc, có thể việc lấy phiếu sẽ chỉ là hình thức và cuối cùng “hòa cả làng”. Quan điểm của ông thế nào? 

Vì đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành việc này, do vậy có lẽ cũng không nên kỳ vọng nhiều quá. Đây là việc vừa làm vừa rút kinh nghiệm. Nhưng nếu nói “hòa cả làng” thì không hẳn, bởi từ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, mỗi người sẽ thấy được trách nhiệm để tiếp tục nâng cao năng lực, phẩm chất đạo đức của mình, đáp ứng được sự mong đợi của các tầng lớp nhân dân.

 Cảm ơn ông! 

 Minh Thành -Đình Quang  (Thực hiện) 


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: giaothongvantai.com.vn

Link: http://giaothongvantai.com.vn/chinh-tri/quoc-hoi/201306/ts-nguyen-si-dung-pho-chu-nhiem-van-phong-quoc-hoi-khong-hoa-ca-lang-khi-lay-phieu-tin-nhiem-308906/

No comments:

Post a Comment