Thursday, June 13, 2013

Vì sao Bộ xin dãn lộ trình điều chỉnh tiền lương?

 'Năm 2012, khi xây dựng tiền lương tối thiểu vùng, mức cao nhất là trên 2 triệu đồng thì có 2 luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng tăng như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Còn ý kiến thứ 2 lại cho rằng tăng như vậy là không biết chia sẻ với doanh nghiệp,...'. 

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền

Hàng loạt các câu hỏi liên quan đến vấn đề dạy nghề với tính từ gắn kèm là sự chồng chéo, lãng phí. 

Dạy nghề: Thiếu trò 


ĐBQH Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) nói lãng phí khi “nguy cơ có trường, có thầy, nhưng thiếu trò” chỉ với nguyên do duy nhất, nhưng cũng kỳ cục nhất là “sau đào tạo không đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng lao động”. ĐBQH Nguyễn Thành Tâm (Tây Ninh) thì cho là ngoài sự lãng phí, còn có sự giẫm chân khi có 2 bộ (LĐTBXH và GDĐT) cùng đảm nhiệm việc dạy nghề.

Người lao động rất mong việc điều chỉnh tiền lương. Ảnh: X.H

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền thẳng thắn: “Thấy trách nhiệm của mình rất lớn” và tới đây sẽ đề xuất Chính phủ sơ kết để khắc phục những bất cập.

Về vấn đề lao động tự do vùng biên, Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho đây là vấn đề đã có từ lâu đời, nhưng chỉ là LĐ mùa vu. Bộ trưởng nói đã tham mưu CP quy định thống nhất 2 bên để quản lý LĐ tự do, và hiện “đang xin ý kiến các bộ, ngành. Cùng với Hà Giang, Lạng Sơn tổ chức hội nghị bàn về vấn đề quản lý”. Bộ trưởng “Xin tiếp thu để hoàn thiện quy định cho phù hợp và xin báo cáo vào kỳ sau”.

Ngay sau khi bộ trưởng trả lời, ĐBQH Nguyễn Văn Thành thẳng thắn nói tại kỳ họp thứ 2, ông đã có chất vấn trước tình trạng LĐ bất hợp pháp ở khu vực biên giới và đã được bộ trưởng nêu 5 giải pháp. Tuy nhiên, tại kỳ họp thứ 4, sau khi “hàng ngàn người bị phía bên kia bắt giữ”, ông đã tiếp tục gửi chất vấn, và tại kỳ họp thứ 5 này, ông “xin hỏi”: Chính sách đột phá cho khu vực khó khăn này? Và bộ đã làm gì để cải thiện tình hình trên?

Trả lời câu hỏi hóc búa về lời hứa này, Bộ trưởng Hải Chuyền chỉ nói đơn giản: Chúng tôi đã thực hiện lời hứa bằng cách cùng các địa phương rà soát và tham mưu để có hướng xử lý.

Đối với tình trạng lao động bất hợp pháp ở nước ngoài, bà nói bộ không cấp phép nên cũng không theo dõi được, không biết trách nhiệm của DN nào? ...

 Năm 2014: Có điều chỉnh tiền lương? 

Đại biểu Trần Thanh Hải

Chất vấn của Chủ tịch LĐLĐ TPHCM Trần Thanh Hải: Về tiền lương, báo cáo Chính phủ cho thấy nhu cầu của người lao động tăng 0,9% nhưng bộ lại đề nghị không điều chỉnh lộ trình tiền lương tối thiểu vùng. Bộ có tính đến quy luật cung cầu, có tính đến niềm mong chờ của người lao động?

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, bộ đã có lộ trình đối với tiền lương. Nhắc lại việc lộ trình lương năm 2012 bà nói khi ban hành mức lương tối thiếu cũng có 2 loại ý kiến: Đáp ứng được nhu cầu tối thiểu của người lao động. Loại ý kiến thứ 2 nói không biết điều chỉnh như vậy là không thông cảm với DN trong hoàn cảnh khó khăn. “Tôi nghĩ cần sự chia sẻ - bà Hải Chuyền nói - DN có khó khăn nhưng có thể vượt qua được. Bởi nếu không điều chỉnh lương thì không đảm bảo được cho người lao động. Chúng tôi đã tính toán để cân bằng quyền lợi người lao động cũng như chia sẻ với DN”.

Sau khi Bộ trưởng trả lời, Chủ tịch LĐLĐ TP tiếp tục chất vấn: Bộ có thể có thông điệp về việc điều chỉnh tiền lương tối thiểu vùng năm 2014 như mong chờ của người lao động? Ông Hải đề nghị bộ trưởng khẳng định là “có hay không”?

Do hết thời gian buổi chiều 13.6, câu hỏi chất vấn của ĐB Trần Thanh Hải cũng là mong muốn của rất nhiều người lao động sẽ được Bộ trưởng Bộ LĐTBXH trả lời vào sáng hôm nay (14.6).

“Theo báo cáo của Chính phủ, tình hình kinh tế còn nhiều khó khăn, tuy nhiên trong 4 tháng đầu năm 2013, cầu lao động tăng 0,9% nhưng Bộ LĐ-TB-XH lại xin dãn lộ trình điều chỉnh tiền lương. Vậy xin hỏi Bộ trưởng, khi tham mưu cho Chính phủ về tiền lương tối thiểu, Bộ LĐ-TB-XH có tính đến quy luật cung - cầu và tính đến niềm mong chờ của người lao động đối với việc điều chỉnh tiền lương chưa?” Đại biểu Trần Thanh Hải  

“Năm 2012, khi xây dựng tiền lương tối thiểu vùng, mức cao nhất là trên 2 triệu đồng thì có 2 luồng ý kiến. Ý kiến thứ nhất cho rằng tăng như vậy mới đáp ứng được nhu cầu sống tối thiểu của người lao động. Còn ý kiến thứ 2 lại cho rằng tăng như vậy là không biết chia sẻ với doanh nghiệp bởi trong lúc doanh nghiệp khó khăn lại tăng lương... Là cơ quan làm chính sách, chúng tôi thấy rất cần lộ trình và quy định 4 vùng để tăng lương, vì nó phù hợp trong bối cảnh khó khăn...”. Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền 


Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/quoc-hoi/vi-sao-bo-xin-dan-lo-trinh-dieu-chinh-tien-luong/121584.bld

No comments:

Post a Comment