Friday, June 14, 2013

Tim nóng, đầu lạnh và bàn tay sạch

 Mở đầu phiên chất vấn đối với Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình, ĐB Nguyễn Bá Thuyền (đoàn Lâm Đồng) băn khoăn: Lần đầu tiên Quốc hội có Nghị quyết 37 giao chỉ tiêu cho các ngành công an, kiểm sát, tòa án và thi hành án với nhiều chỉ tiêu rất cao. Chỉ tiêu 90% mà QH giao cho các ngành trong khối nội chính đều có liên quan đến trách nhiệm của ngành kiểm sát như điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án. "Vậy xin hỏi Viện trưởng có giải pháp gì mang tính đột phá để phối hợp chặt chẽ với các ngành trong khối nội chính giải quyết đạt và vượt các chỉ tiêu Quốc hội giao trong năm 2013?...” – ông Thuyền hỏi. Đồng thời, ĐB Thuyền đặt câu hỏi: 


Viện trưởng VKSNDTC Nguyễn Hòa Bình

Ảnh: Hoàng Long


Viện trưởng đã có giải pháp gì mang tính đột phá để thực hiện lộ trình cải cách tư pháp và hội nhập quốc tế...?”.


Viện trưởng Viện KSND Tối cao Nguyễn Hòa Bình trả lời: Có thể nói lần đầu tiên QH có nghị quyết về công tác tư pháp; trong đó chỉ ra rất nhiều tồn tại và các yêu cầu rất cao đối với các cơ quan tư pháp, trong đó có ngành kiểm sát. "Chúng tôi cũng ý thức và xem việc triển khai, tổ chức thực hiện 37 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, nhiệm vụ trọng tâm của 2013 và những năm tiếp theo. Theo tinh thần đó, chúng tôi đã quán triệt đến toàn ngành, đến tận kiểm sát viên cấp huyện về nghị quyết quan trọng này. Toàn ngành kiểm sát đã thay đổi hệ thống chỉ tiêu pháp luật trong đó quán triệt các chỉ tiêu của NQ 37. Theo đó, phải khắc phục bằng được những tồn tại mà NQ 37 đã nêu. Chúng tôi đã chỉ đạo trong toàn ngành phải thực hiện bằng được các chỉ tiêu QH giao, coi đây là chỉ tiêu pháp lệnh trong ngành...” – Viện trưởng Viện KSND Tối cao nói.


ĐB Trương Thị Huệ (đoàn Thái Nguyên) yêu cầu ông Nguyễn Hòa Bình cho biết con số thống kê tội phạm hàng năm của Viện KSND Tối cao báo cáo QH có phản ánh đúng tình hình tội phạm đang diễn ra trên thực tế hay không? Cũng theo bà Huệ, trên thực tế có rất nhiều vụ án dân sự, hình sự bị hủy (án hình sự bị hủy là 0,5%, trong đó nguyên nhân chủ quan là 60%; án dân sự bị hủy là 1,3%, trong đó nguyên nhân chủ quan là 92%); chứng tỏ cấp sơ thẩm ngành kiểm sát không phát hiện được những vi phạm về mặt tố tụng. "Xin Viện trưởng cho biết trách nhiệm của ngành trong các vụ việc trên và giải pháp khắc phục trong thời gian tới...” – bà Huệ lập luận.


Trả lời chất vấn, Viện trưởng Viện KSND Tối cao khẳng định: Quả thực án kinh tế cũng nhiều, xử treo cũng nhiều. Như vậy nên tạo ra suy nghĩ là chúng ta không quyết tâm đấu tranh chống tham nhũng, chống tội phạm kinh tế. Về án kinh tế và án tham nhũng, tính đến thời điểm này, số lượng xử án treo là 30,8%, cao hơn các loại án khác (bình quân là 21%). Ông Bình lý giải: "Đối với án kinh tế, do chính sách hình sự chú trọng phải thu hồi được tài sản chiếm đoạt trái phép, thậm chí là phạt và đặc biệt đối với loại tội lấy đồng tiền làm phương tiện và mục đích phạm tội thì hình phạt phải là hình phạt kinh tế chứ không phải hình phạt tù. Do vậy, đối với những vụ án kinh tế, khi đã khắc phục hậu quả, khi đã bị phạt, khi đã bị tịch thu tiền, tài sản, hàng hóa thì yêu cầu đặt ra hình phạt tù đối với án kinh tế cũng không phải cao...”.


Lê Anh Đức

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65742&menu=1366&style=1

No comments:

Post a Comment