Tuesday, May 28, 2013

Ý kiến của các luật gia, luật sư: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vẫn còn “sạn” | Đồng Văn Lanh

 Tại buổi hội thảo khoa học đóng góp ý cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cuối tuần qua tại TP.HCM, nhiều luật gia, luật sư đã thẳng thắn đặt vấn đề: Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) cần được bàn thảo kỹ và lấy thêm ý kiến của các chuyên gia và người dân. 


Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi vẫn còn nhiều hạn chế

và chưa bảo đảm quyền lợi của người bị thu hồi đất

Ảnh:HỒNG PHÚC


Tại hội thảo, PGS.TS Bùi Xuân Hải, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Luật TP.HCM cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) dự kiến sẽ được Quốc hội thông qua vào kỳ họp tới đây. Tuy nhiên, Dự thảo này còn nhiều hạt sạn và sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới quyền lợi của người dân.

Đồng quan điểm này, PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến, Trưởng Bộ môn Luật Đất đai (ĐH Luật Hà Nội) cho rằng, khiếu nại, tố cáo liên quan đến đất đai hiện nay vẫn là vấn đề nóng bỏng, và là vấn đề chính được nhân dân quan tâm, vì vậy Dự thảo Luật phải sửa đổi theo hướng nhìn vào sự thật. PGS.TS Nguyễn Quang Tuyến bày tỏ: "Nếu ta cứ khăng khăng áp dụng cơ chế giá đất do Nhà nước xác định (thường thấp hơn 30 – 60% so với giá thị trường) thì dân chắc chắn cảm thấy bị thiệt thòi và số tiền được bồi thường cũng không đủ để dân mua nhà, đất mới. Mặt khác, Dự thảo không nên trình bày chung chung khái niệm "phù hợp với giá thị trường”.


Liên quan đến trình tự, thủ tục thu hồi đất, ông Vũ Quốc Tuấn, Trưởng phòng Tài nguyên – Môi trường TP Vũng Tàu, cho rằng đây là vấn đề gây nhiều tranh cãi hiện nay và là một điểm gây phát sinh khiếu nại, tố cáo từ những cá nhân, tổ chức bị thu hồi đất.


Tại Hội thảo, Tiến sĩ Đặng Anh Quân (ĐH Luật TP.HCM) và ông Trương Lâm Danh, Trưởng ban Pháp chế HĐND TP.HCM, cũng đặt ra vấn đề thời hạn cho thuê đất. Cụ thể, một trong những điểm mới của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này là mở rộng thời hạn giao đất nông nghiệp trong hạn mức cho hộ gia đình, cá nhân,…từ 20 lên 50 năm. Tuy nhiên, hai chuyên gia đều cho rằng việc mở rộng thời hạn theo hướng này chưa chắc tạo ra hiệu quả mà mấu chốt vấn đề lại nằm ở chỗ: Khi Nhà nước điều chỉnh quy hoạch, người dân vẫn buộc phải giao đất mà Nhà nước muốn thu hồi, do đó đặt ra thời hạn là không có ý nghĩa. Riêng ông Trương Lâm Danh bày tỏ quan điểm không đồng ý với chính sách đưa dân vào các chung cư, trong khi đại bộ phận dân nghèo sẽ mất đi kế sinh nhai và không đủ khả năng chi trả các loại phí như: điện, nước, thang máy, bảo vệ,…


Theo ông Lê Ngọc Thanh, Giảng viên ĐH Lao động – Xã hội, thẩm quyền của HĐND trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này cho phép HĐND có quyền giám sát thi hành pháp luật về đất đai và quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương. Thậm chí, theo Luật Tổ chức HĐND và UBND 2003, ngoài thẩm quyền quyết các vấn đề kinh tế, xã hội,…thì HĐND cấp tỉnh, huyện có quyền quyết biện pháp quản lý và sử dụng đất,…Mặc dù vậy, trên thực tế chưa địa phương nào mà HĐND làm "đúng luật”.


Nhiều ý kiến cũng cho rằng, trong một số trường hợp, HĐND đóng vai trò bảo vệ quyền lợi của người có đất bị thu hồi, với tư cách là đồng sở hữu đất đai, vừa là đối tượng bị tác động của chính sách đất đai. Mặt khác, HĐND được nhân dân bầu, là người địa phương nên hơn ai hết phải biết rõ trình tự, thủ tục, chất lượng quy hoạch và những vấn đề diễn biến xoay quanh. Nhưng trên thực tế, việc có thực thi đúng được quyền và nghĩa vụ đó xem ra vẫn còn mờ mịt.

LÊ ANH

Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=64738&menu=1390&style=1

No comments:

Post a Comment