Wednesday, May 29, 2013

Người đứng đầu Hà Nội xin lỗi dân Đường Lâm

 TT - Làm việc với người dân Đường Lâm (thị xã Sơn Tây) ngày 21-5, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã lên tiếng xin lỗi vì chậm giải quyết những bức xúc của người dân nơi đây, liên quan đến chuyện trả danh hiệu di tích quốc gia... 

Sửa chữa ở một ngôi nhà cổ chật chội, bức bí ở làng Mông Phụ, xã Đường Lâm - Ảnh: Thanh TâmBà Hà Thị Khanh - một hộ dân có nhà bị cưỡng chế - tiếp tục gửi đơn tới ông Phạm Quang Nghị (bìa phải) khi đoàn công tác của thành phố Hà Nội về kiểm tra tại làng cổ Đường Lâm ngày 21-5 - Ảnh: Xuân Long

“Tôi xin được thay mặt cơ quan quản lý các cấp xin lỗi khi chậm giải quyết bức xúc của người dân” - Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nói khi kết lại buổi làm việc kéo dài từ sáng sang đầu giờ chiều ngày 21-5 giữa lãnh đạo TP Hà Nội, Bộ VH-TT&DL với UBND thị xã Sơn Tây, đại diện người dân làng cổ Đường Lâm (thị xã Sơn Tây).

Nhiều cơ quan chức năng của TP Hà Nội cũng chủ động nhận lỗi vì không làm tròn trách nhiệm.

"Di sản phải sống với người dân, người dân phải là hơi thở của di sản. Giữ di sản chính là phải ưu tiên cho chính người dân sống ở trong đó"

 GS Lưu Trần Tiêu 

Buổi làm việc giữa các ngành xung quanh câu chuyện người dân làng cổ Đường Lâm (đến nay là 250 người) ký đơn xin trả Nhà nước di tích quốc gia được bắt đầu sau khi cả đoàn công tác của TP Hà Nội, Bộ VH-TT&DL kết thúc quá trình kiểm tra thực tiễn tại làng cổ.

Ông Đặng Vũ Nhật Thăng - chủ tịch UBND thị xã Sơn Tây - thừa nhận sau tám năm được công nhận là di sản quốc gia, việc bảo tồn và phát triển làng cổ Đường Lâm đang phát sinh nhiều mâu thuẫn.

“Cả tám năm nay vẫn chưa thực hiện được chủ trương giãn dân. Số hộ dân cần di chuyển đến nay lên tới 620 hộ nhưng vẫn chưa thực hiện được hộ nào. Trong quản lý cũng có nhiều hạn chế, thiếu sót. Đó là lập quy hoạch bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị di tích làng cổ và quy hoạch xây dựng khu giãn dân làng cổ còn chậm. Đại đa số người dân vẫn chưa được hưởng quyền lợi tốt nhất từ việc phát huy giá trị di tích. Chưa có cơ chế, chính sách để khuyến khích, hỗ trợ trong việc tổ chức giãn dân, sửa chữa nhà ở, thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế du lịch, dịch vụ” - ông Thăng cho biết.

Ông Thăng thừa nhận do tính đặc thù của làng cổ là “di tích sống” nên trong quá trình quản lý và thực hiện công tác bảo tồn đã phát sinh bất cập chưa được giải quyết kịp thời.

“Vấn đề cấp phép xây dựng, cơ chế cấp đất giãn dân, việc giải quyết những mâu thuẫn trong công tác bảo tồn và phát triển di tích chậm dẫn tới việc một số hộ dân bức xúc. Nguyên nhân của những hạn chế, thiếu sót trên là do công tác chỉ đạo của chính quyền thị xã Sơn Tây, xã Đường Lâm còn thiếu tập trung, chưa quyết liệt, kịp thời” - ông Thăng nhận lỗi.

Theo ông Phạm Quang Long - giám đốc Sở VH-TT&DL Hà Nội, qua công tác quản lý, theo dõi chuyên ngành, đặc biệt sau khi có thông tin người dân xin trả di tích (đăng tải trên báo Tuổi Trẻ - loạt bài “Xin trả Nhà nước di tích quốc gia” - PV), qua đối thoại với người dân, toàn bộ bức xúc người dân phản ảnh đều là những nguyện vọng chính đáng, phản ảnh những bất cập trong quản lý di sản mà cần phải có điều chỉnh phù hợp.

>> Xem tiếp 


No comments:

Post a Comment