Tuesday, May 28, 2013

Thầy chùa thừa nhận mặc áo mưa cho phật tạo dư luận | Đồng Văn Lanh

 Nói không ngập, không dột là trốn tránh trách nhiệm 


  
  

Ngày 17/5, trụ trì chùa Một Cột-Diên Hựu Đại đức Thích Tâm Kiên cho biết quá đau xót khi phải chứng kiến sự xuống cấp nghiêm trọng của chủa Một Cột - Diên Hựu mà trụ trì đã phải gửi "tối hậu thư" cho thành phố yêu cầu trong vòng 30 ngày nếu thành phố không có động thái quan tâm, tu sửa thì nhà chùa sẽ tự làm.

Đại đức Thích Tâm Kiên - Trụ trì chùa Một Cột

Thầy Kiên cho biết, sau khi có "tối hậu thư", UBND quận Ba Đình đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến của nhà chùa, các nhà khoa học và đại diện các ban ngành về dự án tôn tạo, trùng tu di tích chùa Một Cột - Diên Hựu.

Theo đó, UBND quận cũng ra thời hạn chậm nhất là 30/6, BQL dự án phải có những đánh giá cùng với đơn vị tư vấn hoàn chỉnh dự án để báo cáo với UBND TP, Bộ VHTT&DL, các đơn vị có liên quan thỏa thuận một số chủ trương trong phương án đề xuất thuộc dự án trùng tu, nâng cấp và cải tạo chùa Diên Hựu.

Theo thầy Kiên, tại buổi hội thảo thầy cũng nhiều lần có ý kiến về tình trạng ngập úng cục bộ, mưa dột vẫn xảy ra tại quần thể chùa Một Cột - Diên Hựu.

Chùa Một Cột đã được tu sửa lần 1 năm 2010, thầy Kiên cho biết, dự án trùng tu giai đoạn 1 là hết 1,7 tỉ. Dự án chủ yếu tập trung vào hệ thống cấp thoát nước quanh chùa, ghế đá, cây xanh, trồng cỏ quanh chùa, nhưng không thể nói hiện tượng ngập úng đã được khắc phục. (Theo thầy Kiên, nếu để nhà chùa làm thì chỉ hết 400 triệu chứ không cần đến 1,7 tỉ như BQL dự án đưa ra).

Nguyên nhân của sự ngập úng này xuất phát từ việc nền của chùa Một Cột – Diên Hựu thấp hơn những công trình đồ sộ chung quanh khoảng 40 – 60 cm, chùa trở thành rốn chảo để chứa nước từ các nơi khác dồn lại.

"Ngay như trận mưa mới đây nhất vào ngày 6/5, tình trạng ngập úng tới 40 phân vẫn xảy ra tại ngôi chùa này. Trả lời không còn ngập như lãnh đạo quận và BQL dự án là sai, là trốn tránh trách nhiệm", thầy Kiên bức xúc.

Thầy Kiên cho rằng, nếu không dột thì sao quận lại cho người vào đảo lại ngói để chống dột tạm thời trong thời gian chờ dự án trùng tu được chính thức phê duyệt.

Tuy nhiên, thầy Kiên cũng thừa nhận, hiện tượng dột tại chùa Một Cột là không còn nữa, mà thầy muốn nói ở đây là tình trạng xuống cấp của chùa Diên Hựu.

 Mặc áo mưa cho tượng để dư luận biết 

BQL dự án cho rằng, nhà chùa cố tình mặc áo mưa, đội nón cho tượng phật để gây sức ép đẩy nhanh tiến độ của dự án. Đồng thời, trụ trì cũng đang làm quá về tình trạng xuống cấp của chùa Một Cột - Diên Hựu vì trên thực tế chùa Một Cột không xuống cấp nghiêm trọng như phản ánh. Chỉ có một vài điểm bị dột tại chùa Diên Hựu.

Mặc áo mưa cho tượng để tái hiện cảnh ngập lụt


Thầy Kiên phản ứng, không có chuyện thầy gây sức ép với BQL dự án mà thực tế tình trạng thấm dột đã diễn ra nhiều năm không được quan tâm. Chính vì sự chậm trễ, thiếu trách nhiệm của các cơ quan chức năng nên thầy Kiên mới buộc phải nhiều lần gửi đơn kêu cứu.

Những lá đơn liên tiếp được chùa Một Cột gửi đến phòng Văn hóa truyền thông Quận Ba Đình bắt đầu từ năm 2002. Đến năm 2008, không nhận được sự hồi đáp từ phía Quận, trụ trì đã gửi đơn cho UBND Tp Hà Nội.

Năm 2009, 2010, 2011 nhà chùa vẫn kiên trì kêu cứu tới UBND Hà Nội và những cơ quan chức năng liên quan.

Năm 2010, trụ trì tiếp tục gửi tới UBND TP.Hà Nội, Sở VHTTDL Hà Nội, Cục di sản văn hóa, UBND Quận, UBND phường Đội Cấn và các cơ quan thông tấn báo chí.

Trung bình cứ 6 tháng nhà chùa lại gửi đi một lá đơn kêu cứu cho di tích đặc biệt này. Trong thời gian ấy, có một lần vào dịp 1000 năm Thăng Long, chùa được tu sửa lại hệ thống thoát nước.

"Lá đơn vừa rồi tôi gửi có nhấn mạnh sau 30 ngày nếu không phản ứng thì nhà chùa sẽ tự làm. Đủ thấy mức độ xuống cấp của ngôi chùa là nghiêm trọng như thế nào. Nó như tiếng chuông cảnh tỉnh các nhà quản lý vì sự thờ ơ, thiếu quan tâm với di tích, trong khi đó triển khai dự án lại quá rùa", thầy Kiên cho biết.

Về hệ thống cấp thoát nước, mặc dù phường Đội Cấn đứng ra chịu trách nhiệm nạo vét nhưng nhà chùa là người bỏ tiền để thực hiện công việc đó.

"Cứ 2 năm nhà chùa lại thực hiện nạo vét một lần quanh hồ Linh Chiểu. Lần trước nạo vét 162 khối bùn, hết 72 triệu nhà chùa cũng bỏ tiền ra. Dự án nạo vét tới đây là 22 triệu nhà chùa cũng bỏ ra, phường Đội Cấn chỉ đứng ra thuê nhân công.

Thầy Kiên cũng cho biết, tiền không quan trọng, vì nhà chùa giữ tiền công đức nên nhà chùa sẵn sàng bỏ tiền để làm những công việc đó. Tuy nhiên, tiền công đức còn phải chi trả trong nhiều việc khác kể cả làm từ thiện, công đức chứ không phải nhà chùa được cầm hết.

Trước ý kiến của BQL dự án cho rằng, trời không mưa nhưng nhà chùa cố tạo cảnh tượng mặc áo mưa để tạo phản ứng trong dư luận, thầy Kiên thừa nhận có chuyện "trời không mưa, tượng vẫn mặc áo mưa". "Tôi muốn tái hiện lại cảnh tượng mưa, lụt đã từng xảy ra. Nghĩa là những lúc mưa, lụt thì tượng phật phải mặc áo mưa, đội nón như vậy để cho công chúng biết", thầy Kiên nói.

Để nhà chùa làm như vậy, theo thầy Kiên lỗi ở đây thuộc về các cơ quan lãnh đạo. Đặc biệt là chính quyền quận Ba Đình vì kiến thức văn hóa ít, rụt rè không có sự quyết đoán, hơn nữa đó là khu vực nhạy cảm, là long mạch của đất nước nên mọi việc cải tạo, trùng tu cũng đòi hỏi phải thận trọng, tính toán kỹ lưỡng.

Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự chậm trễ của dự án, thầy Kiên cho biết.

 Chùa Một Cột không ngập úng: 

Ông Nguyễn Văn Ánh - Giám đốc BQL dự án quận Ba Đình cho biết: Thực tế chùa Một Cột – Diên Hựu không bị ngập nước chỉ bị ngập nước vào mùa mưa năm 2008 và chậm rút với những trận mưa lớn kéo dài 1-2 tiếng. Vì cửa xả ở phía ngoài xung quanh chùa cũng bị ngập hết mới dẫn đến tình trạng bị ngập úng như vậy.

Tháng 9/2010 để phục vụ đại lễ 1000 năm Thăng Long, giai đoạn 1 của dự án đã được hoàn thành về cơ bản đã giải quyết được tình trạng ngập úng hiện nay, đảm bảo những trận mưa bình thường 120ml là không vấn đề gì.

BQL dự án đang gấp rút hoàn tất hồ sơ dự án 31 tỉ chủ yếu đầu tư xây mới nhà Tăng, nhà Tổ, nhà Tam bảo và thay mới, sửa sang nội thất trong hai ngôi chùa, nếu được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Theo tính toán, có khoảng 20 hạng mục được sửa sang, nâng cấp trong lần trùng tu này để trình lên lãnh đạo các cấp phê duyệt.

.

Tuy nhiên, BQL dự án cũng cho rằng tiền công đức nhà chùa nắm giữ, lẽ ra những việc đảo ngói, chống dột hay nạo vét cống rãnh thoát nước nhà chùa phải tự làm.

Hiện nay quận cũng chỉ đạo đối với đình, đền, chùa phải xây dựng dự án nguồn vốn bằng hai nguồn. Ngân sách địa phương cộng với nguồn ngân sách xã hội hóa.

Vì đình, đền, chùa là nơi có số tiền cung tiến rất nhiều nên số tiền này cũng cần phải được sử dụng đầu tư trong công tác trùng tu.

Cũng không thể sử dụng vốn ngân sách của dân đóng góp mà chỉ ném vào trùng tu, đình đền chùa, mà phải kêu gọi từ bằng nhiều nguồn khác nhau.

 Hiếu Lam 


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: baodatviet.vn

Link: http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201305/Thay-chua-thua-nhan-mac-ao-mua-cho-phat-tao-du-luan-2347328/

No comments:

Post a Comment