Sunday, June 16, 2013

Hòa thượng Thích Quảng Đức và lá đơn bị bác

 TP - Nửa thế kỷ đã trôi qua từ ngày Hòa thượng Thích Quảng Đức vị pháp vong thân vì một xã hội từ bi bác ái bình đẳng và giàu văn hóa.
Hình ảnh sư Thích Quảng Đức của phóng viên ảnh Malcolm Browne. 

Hình ảnh sư Thích Quảng Đức của phóng viên ảnh Malcolm Browne.

Tuần vừa rồi một hội thảo khoa học 50 năm về phong trào đấu tranh Phật giáo được tổ chức đúng vào ngày hòa thượng viên tịch. Nhiều nhà nghiên cứu, và các vị cao tăng ni đã cùng có mặt để hồi tưởng về bậc trưởng thượng đã vinh danh cho Phật pháp Việt Nam trong thời hiện đại.

 Vị cao tăng ẩn dật đưa đơn  

Hòa thượng Thích Quảng Đức là một vị cao tăng ẩn dật, ít người biết đến tên ông. Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam, một trong số nhân chứng hiếm hoi còn lại kể với phóng viên Tiền Phong: “Trong những ngày đấu tranh căng thẳng giữa Phật giáo với chế độ gia đình trị Ngô Đình Diệm, một hôm tôi đại diện cho giáo hội tiếp một vị hòa thượng tới gặp. Vị này đưa ra một lá đơn. Tôi đọc mới biết hòa thượng muốn được tự thiêu để bảo vệ Phật pháp và hòa bình. Đó cũng là lần đầu tiên tôi gặp hòa thượng Thích Quảng Đức”.

Hòa thượng sinh năm 1897 tại xã Vạn Khánh, Vạn Ninh, Khánh Hòa, con của các cụ Lâm Hữu Ứng và Nguyễn Thị Nương. Tên ở nhà của sư là Lâm Văn Tuất. Sau đó, sư được cậu ruột nhận làm con nuôi nên đổi tên họ thành Nguyễn Văn Khiết.

7 tuổi người đã được gia đình cho xuất gia. Năm 20 tuổi sư được thọ giới Tỳ Kheo được ban pháp danh Thị Thủy, pháp tự Hạnh Pháp, pháp hiệu Quảng Đức.

Sư lên một ngọn núi ở Ninh Hòa nhập thất ba năm ròng, sau lập ở núi này một chùa đặt tên Thiên Lộc tự. Sư xuống núi vân du khất thực 2 năm ròng rồi mới vào chùa nghiền ngẫm thêm kinh sách.

Năm 1932, Hội An Nam Phật học ra đời, đại lão hòa thượng Hải Đức đã tìm đến tận thất để mời sư nhận chức Chứng minh đạo sư cho chi hội Khánh Hòa.

Bấy giờ trong thời đạo Phật bị chính quyền thực dân Pháp coi rẻ và đàn áp, thời gian sư ở miền Trung đã đi tu sửa xây dựng được 14 ngôi chùa, góp phần không nhỏ trong công cuộc chấn hưng Phật giáo. Sư cũng mấy năm qua tới Campuchia và Lào để mở mang chùa chiền, sưu tầm kinh sách. Riêng Campuchia sư ở lại tới ba năm.

Năm 1953, khi phong trào chấn hưng Phật giáo lại được đẩy mạnh, sư được mời giữ chức Phó trị sự và Trưởng ban nghi lễ Giáo hội Tăng già Nam Việt đồng thời chủ trì chùa Phước Hòa ở Sài Gòn – trụ sở đầu tiên của Hội Phật học Nam Việt. Tuy nhiên, năm 1958 hòa thượng đã xin từ nhiệm công việc rường cột của giáo hội để tập trung vào việc tu niệm.

 Lá đơn không được chấp thuận  

Năm 1963, khi phong trào đấu tranh Phật giáo lên tới đỉnh điểm, hòa thượng Quảng Đức 66 tuổi, là một trong những vị trưởng lão khả kính bậc nhất, mặc dù ẩn dật. Khi tiếp nhận lá đơn xin tự thiêu của hòa thượng, sư Đức Nghiệp kể: “Tôi cúi đầu cảm tạ hòa thượng và hứa sẽ đưa đơn lên cho toàn bộ lãnh đạo giáo hội xem xét”. Nhận được lá đơn, các vị cao tăng đều sửng sốt và cảm động, bởi công đức và vị trí của hòa thượng Quảng Đức trong lòng mọi người rất lớn.

Vài ngày sau đó, vị Trị sự trưởng của Giáo hội Tăng già là thượng tọa Thích Tâm Giác đã viết một lá thư cám ơn ý nguyện của hòa thượng Quảng Đức, đồng thời thẳng thừng từ chối nguyện vọng tự thiêu của Hòa thượng Quảng Đức.

Bức thư từ chối nguyện vọng của sư, có đoạn viết: “Giáo hội rất cảm thông trước ý chí cao đẹp ấy. Nhưng trên nguyên tắc Pháp lý (Luật Phật đã định cũng như Luật Pháp thế gian) Giáo Hội không thể chấp nhận điều thiện nguyện thiêu đốt thân xác của Đại đức được. Vậy xin Đại đức hoan hỷ và cầu chúc Đại đức vô biên an lạc. Trân trọng kính chào Đại đức. Thượng tọa Thích Tâm Giác ký tên”.

Nhẽ ra nhận được thư ấy, hòa thượng nên quay lại thất để tu hành. Song, theo sư Đức Nghiệp kể lại với chúng tôi: “Hòa thượng vẫn giữ nguyện vọng cúng dường thân xác để bảo vệ tăng ni, nên ngài trú nhờ tại một ngôi chùa, tụng niệm kinh Pháp Hoa bất chấp mọi lời bàn tán ra vào”. Chính hành động quả quyết của hòa thượng khiến người ta phải suy ngẫm kỹ về lá đơn của hòa thượng.

“Đơn xin thiêu thân” của sư đề ngày 27/5/2013 có viết: “Hơn một thế kỷ nay, nhất là trong giai đoạn hiện tại, Phật giáo Việt Nam luôn nằm trong tình trạng hỗn mang, bi thảm đau thương: nào bị đàn áp, nào bị đối xử bất công, ngược đãi… Phật giáo đồ bị bức bách khuynh loát một cách trắng trợn, có nơi bị chôn sống, bị tù đày, có nơi bị cản trở ngăn cấm cả về hành đạo, tu tập, tụng niệm”.

Sư rất đau lòng trước cảnh ngộ bấy giờ, với nền chính trị thần quyền lấy tôn giáo để đàn áp tôn giáo của chính quyền Diệm – Nhu: “máu Phật tử đã chảy, xương thịt Phật tử đã nát tan trước họng súng bạo tàn của kẻ độc ác, vô nhân đạo” (Trích đơn). Cuối cùng, sư viết: “Xin quý Thượng tọa chấp thuận, chuyển tới toàn thể tín đồ lời ước nguyện cuối cùng của chúng tôi: “Phật tử chúng ta hãy tự nguyện tự giác, bền chí với sứ mạng duy trì Cánh pháp và bảo vệ lá cờ Phật giáo”.

 Thắp lên ngọn lửa hòa bình  

Sáng 11/6/2013, tại Khu du lịch Phương Nam tỉnh Bình Dương, Học viện Phật giáo Việt Nam tại TPHCM và Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TPHCM đã khai mạc hội thảo khoa học với chủ đề “50 năm phong trào Phật giáo ở miền Nam (1963-2013) thu hút 50 tham luận và hơn 200 đại biểu tham dự. Hội thảo khoa học được tổ chức đúng ngày Bồ Tát Thích Quảng Đức tự thiêu.

PGS TS Võ Văn Sen - Hiệu trưởng Trường ĐHKHXH &NVQG TPHCM trong diễn văn khai mạc hội thảo ôn lại: “Năm mươi năm trước , đúng ngày này, 11/6/1963, giữa lòng thành phố Sài Gòn đã diễn ra một sự kiện làm chấn động cả nước và làm xúc động hàng triệu triệu con người khắp thế giới này: Hòa thượng Thích Quảng Đức đã tự nguyện thiêu thân để bảo vệ Phật pháp và nhằm thức tỉnh chính quyền Ngô Đình Diệm”.

Hòa thượng Thích Đức Nghiệp, Phó pháp chủ Giáo hội Phật giáo Việt Nam kể với chúng tôi sự việc dẫn đến sự thay đổi quyết định của giáo hội: “Một thời gian sau, chế độ bấy giờ tiếp tục gia tăng sự đàn áp với phong trào Phật giáo, nhiều người bị giết, bị cầm tù. Một nguồn tin cho chúng tôi biết chế độ Ngô Đình Diệm kiên quyết tiêu diệt phong trào đấu tranh của Phật giáo. Trước tình hình nguy cấp này, tất cả chúng tôi nhớ tới lá đơn của hòa thượng. Tôi được cử tới ngôi chùa hòa thượng đã nương trú. Tôi hỏi: Tình hình quá nguy cấp, chính quyền sắp đàn áp lớn. Hòa thượng còn giữ ý định cúng dường thân thể của mình không? Hòa thượng nghe xong, nói: Tôi vẫn giữ ý định của mình”.

Sư Đức Nghiệp dặn “Hòa thượng đêm nay không ra ngoài”, cắt cử mấy người bảo vệ cho hòa thượng, còn bản thân mình về lo việc chọn địa điểm, mua xăng, mời các nhà báo đến chứng kiến. “Các báo quốc gia hầu như không đưa tin phong trào đấu tranh nên chúng tôi quyết định mời các phóng viên nước ngoài” – sư Đức Nghiệp kể lại.

Sáng 11/6/1963 ngọn lửa vị pháp vong thân của hòa thượng Quảng Đức do chính nhà sư thắp lên, đã cháy rực bên ngoài Đại sứ quán Campuchia tại Sài Gòn. Hòa thượng đã tọa thiền trong ngọn lửa cháy rực. Khi lửa tàn, thay vì đổ gục người ra trước, nhà sư đã ngả người ra phía sau, như ngả mình trên một phiến đá nơi thâm sơn cùng cốc.

Ngọn lửa đấu tranh bất bạo động của sư Thích Quảng Đức đã “chiếu rọi” không chỉ ở Việt Nam mà khắp nhiều nơi trên thế giới. Riêng với Campuchia, ngay ngày 13/6 nước này đã có công hàm phản đối việc đàn áp Phật giáo. Chính phủ Campuchia đã cho rằng: “Chỉ có Hitler trước đây mới dám phạm những tội ác như vậy” (Dẫn theo tài liệu “Pháp nạn Phật giáo 1963, nguyên nhân bản chất và tiến trình - Nxb Hồng Đức 2013). Hàng loạt các nước có Phật giáo trên thế giới cùng lên tiếng bảo vệ Phật giáo Việt Nam như Ấn Độ, Myanmar, Thái Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc...

Trong “Lời nguyện tâm quyết” viết bằng chữ Nôm với chính thủ bút của hòa thượng Thích Quảng Đức, bốn điều tâm nguyện của ông, điều cuối cùng là “Cầu nguyện cho đất nước thanh bình, quốc dân an lạc”.

Tờ báo Le Monde đã bình luận trong số ra ngày 13/6/1963: “Trước hành động tự sát để đấu tranh, kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước”.

Tờ báo Le Monde đã bình luận trong số ra ngày 13/6/1963: “Trước hành động tự sát để đấu tranh, kẻ tàn bạo nhất cũng phải chùn bước”.

Trần Nguyễn Anh


Nguồn: www.tienphong.vn

Link: http://www.tienphong.vn/xa-hoi/632185/hoa-thuong-thich-quang-duc-va-la-don-bi-bac-tpp.html

Ngư dân Trà Vinh liên kết, hợp tác khai thác trên biển

 (VOV) -Tỉnh Trà Vinh đang đẩy mạnh vận động ngư dân trên địa bàn khai thác theo nhóm, tổ hợp tác. 

Theo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Trà Vinh, hiện trên địa bàn có trên 1.350 tàu khai thác hải sản, tổng công suất gần 74.000 CV; trong đó có gần 200 tàu đánh bắt xa bờ.

Trên tinh thần tự nguyện, đến nay toàn tỉnh đã thành lập được 39 tổ, với 159 tàu tham gia, chủ yếu là tàu đánh bắt xa bờ có công suất từ 90 CV trở lên.

Các tổ hợp tác này hoạt động theo nội quy, quy chế cụ thể và hỗ trợ nhau trong việc phòng tránh bão, tìm kiếm cứu nạn.

Đặc biệt, các tổ đội hỗ trợ nhau rất tốt trong việc tìm kiếm ngư trường, tiếp tế nhiên liệu, tiêu thụ sản phẩm…, từ đó góp phần giảm chi phí, tăng lợi nhuận mỗi chuyến đi biển khoảng 20 - 25%, đồng thời còn tham gia tốt việc bảo vệ ngư trường, bảo vệ an ninh, chủ quyền biển đảo./.


Nguồn: vov.vn

Link: http://vov.vn/xa-hoi/ngu-dan-tra-vinh-lien-ket-hop-tac-khai-thac-tren-bien/266703.vov

Khai mạc Diễn tập Quân đội các nước ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa

 QĐND Online - Ngày 16-6, tại căn cứ hải quân Mua-ra (nước Bru-nây) đã khai mạc Diễn tập Quân đội các nước ASEAN về hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa lần thứ hai với sự tham gia của 10 nước thành viên do 2 nước Xinh-ga-po và Bru-nây đồng chủ trì. 

 Xinh-ga-po và Bru-nây là 2 nước đồng chủ trì diễn tập 

Cuộc diễn tập lần này nhằm chia sẻ kinh nghiệm giữa quân đội các nước ASEAN trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

 Đại biểu dự diễn tập 

Diễn tập diễn ra dưới hình thức hội thảo và diễn tập sa bàn. Trong phần hội thảo, có 6 tham luận của các nước: Bru-nây, In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Thái Lan và Việt Nam trình bày các vấn đề về: Vai trò của Trung tâm Quản lý thảm họa quốc gia trong cơ chế Hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa quốc gia, Diễn tập ARF DiREx lần thứ nhất tại Manado năm 2011, Vai trò quân đội Phi-lip-pin trong hoạt động HADR và phối hợp quốc gia, Kinh nghiệm quốc gia trong đối phó với nạn lụt, Kinh nghiệm của Quân đội nhân dân Việt Nam trong hoạt động hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

 Đại biểu Việt Nam trao đổi tại diễn tập 

Tại hội thảo, đại diện Quân đội nhân dân Việt Nam đã phát biểu khẳng định vai trò quan trọng của ASEAN trong điều phối, sử dụng lực lượng tham gia hoạt động ứng phó với thảm họa thiên tai. Việt Nam đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở pháp lý phối hợp với các nước ASEAN trong hỗ trợ nhân đạo và cứu trợ thảm họa.

Do diễn tập AHX-2 diễn ra đúng với diễn tập ADDMM+HADR/MM EX tại Bru-nây nên nội dung diễn tập sa bàn dựa trên tình huống bão lụt trong hoạt động của ADDMM+ để các nước tập trung xử lý. Diễn tập diễn ra trong ngày 16-6.

 Tin, ảnh: TRẦN VĂN THÔNG   (từ Bru-nây) 


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/4/37/37/247504/Default.aspx

Mất điện, hàng ngàn khách kẹt tại sân bay Tân Sơn Nhất

 Sự cố mất điện xảy ra vào 13h chiều nay và đã được khắc phục một phần, nhưng hệ thống máy tính chưa làm việc khiến hàng ngàn khách phải chờ làm thủ tục check-in bằng tay. 

Cơn mưa lớn chiều ngày 16/6 đã khiến Cảng hàng không Tân Sơn Nhất gặp sự cố mất điện từ 13h. Đến 14h, Nhờ sử dụng máy nổ, hệ thống điện của sân bay đã được khôi phụcnhưng hệ thống máy tính phục vụ check-in vẫn chưa làm việc trở lại.

Theo một hành khách tại sân bay, hàng ngàn khách đã bị kẹt lại sau một giờ xảy ra sự cố mất điện hy hữu này. Hiện các hành khách đang phải xếp hàng chờ nhân viên sân bay thực hiện thủ tục check-in bằng tay, trong khi nhiều người khác chờ lấy hành lý. Rất nhiều chuyến bay đến và đi tại sân bay này đã bị trễ hàng tiếng đồng hồ.

Đây không phải là lần đầu tiên sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất gặp sự cố mất điện. Vào tháng 4/2011, trận mưa lớn kèm sấm sét xảy ra đồng thời với việc cúp điện lưới thành phố lúc đã gây trục trặc kỹ thuật cho hệ thống phân phối điện tự động tại nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất. Thời gian gián đoạn toàn bộ hệ thống chiếu sáng tại nhà ga hành khách quốc tế Tân Sơn Nhất thực tế chỉ xảy ra trong vòng từ 5 đến 7 phút và thời gian khắc phục hoàn toàn sự cố và chỉ có 2 chuyến bay bị trễ giờ trong 15 phút.

Hình ảnh về sự cố mất điện tại Tân Sơn Nhất:

Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất trong cảnh mất điện.

Đến 14h, hệ thống điện chiếu sáng đã được khôi phục, nhưng máy tính vẫn chưa thể làm việc trở lại.

Trong khi nhiều hành khách làm chờ làm thủ tục check-in thì không ít người khác phải chờ để lấy hành lý.

Vé máy bay viết tay của hành khách làm thủ tục check-in chiều ngày 16/6 tại sân bay Tân Sơn Nhất.

Hạ Minh

Theo Infonet


Nguồn: news.zing.vn

Link: http://news.zing.vn/kinh-doanh/mat-dien-hang-ngan-khach-ket-tai-san-bay-tan-son-nhat/a328096.html

Tặng bằng khen gần 300 cá nhân trong phong trào hiến máu tình nguyện

 (CAO) Nhân kỷ niệm Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu tình nguyện, ngày 15 - 6, Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện TP.HCM tổ chức lễ sơ kết công tác vận động hiến máu tình nguyện 6 tháng đầu năm 2013 và lễ tôn vinh người hiến máu tình nguyện năm 2013. Dịp này, UBND TP đã tặng bằng khen cho 291 cá nhân điển hình tham gia và vận động hiến máu tình nguyện. 

Theo Ban chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện, từ đầu năm đến nay TP.HCM đã vận động được gần 82.500 đơn vị máu, đạt hơn 45% chỉ tiêu năm 2013; tỉ lệ máu sạch đạt 97,5%; tỷ lệ người hiến 350ml - 450ml/lần chiếm hơn 60%. Trong 3 tháng cao điểm hè 2013, TP phấn đấu vận động khoảng 40.000 đơn vị máu để hưởng ứng Chiến dịch Hành trình Đỏ lần thứ I do Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam và Ban chỉ đạo quốc gia vận động hiến máu tình nguyện phát động.


 Nhiều tấm gương sáng trong phong trào hiến máu tình nguyện được tôn vinh 

Trước đó, Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện cũng tổ chức lễ tôn vinh 100 người hiến máu tình nguyện tiêu biểu năm 2013 và kỷ niệm ngày “Thế giới tôn vinh người hiến máu” (14-6) với thông điệp “Mỗi giọt máu cho đi - một cuộc đời ở lại”.

Ông Nguyễn Hải Đường, Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ Việt Nam, Phó Chủ tịch Thường trực Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện cho biết: “Trong 100 người được tôn vinh, có nhiều người đã hiến máu hàng chục lần như anh Phạm Thanh Liêm (Tây Ninh) 51 lần hiến máu, bác Nguyễn Phương (Khánh Hòa) 44 lần và vận động 350 người khác cùng hiến máu, bác Lê Đình Duật (Hà Nội) 13 năm vận động người thân hiến gần 300 đơn vị máu...”.

Cũng theo Ban Chỉ đạo Quốc gia vận động hiến máu tình nguyện, năm 2012 cả nước vận động và tiếp nhận được hơn 912.000 đơn vị máu. Trong đó, lượng máu từ người hiến máu tình nguyện đạt 88%.


Nguồn: www.congan.com.vn

Link: http://www.congan.com.vn/?catid=681&id=497349&mod=detnews&p=

Xem đặc công luyện nhảy dù chống khủng bố

 (NLĐO)- Bộ đội đặc công đặc biệt tinh nhuệ không chỉ “xuất quỷ, nhập thần” và “luồn sâu, đánh hiểm” mà còn “đi mây, về gió” hiệp đồng tác chiến cơ động, đổ bộ đường không để sẵn sàng chống khủng bố, cứu hộ, cứu nạn... 

Bộ đội đặc công luyện tập nhảy dù chống khủng bố, cứu nạn và cứu hộ

Ngày 15-6, tại Sân bay Hòa Lạc (Sơn Tây - Hà Nội), Binh chủng Đặc công - lực lượng chiến đấu đặc biệt tinh nhuệ của Quân đội nhân dân Việt Nam - đã tổ chức thực hành nhảy dù cho lực lượng chiến đấu viên của Đoàn 1 biệt động, Đoàn đặc công 113 và Trường sĩ quan Đặc công.

Trong yêu cầu nhiệm vụ mới, bộ đội đặc công không chỉ “luồn sâu, đánh hiểm”, “xuất quỷ, nhập thần” mà còn phải triển khai phương thức cơ động, tác chiến mới “đi mây, về gió”, hiệp đồng tác chiến cơ động, đổ bộ đường không sẵn sàng chống khủng bố và cứu hộ, cứu nạn...

Thiếu tướng Trịnh Xuân Chuyền, Chính ủy Binh chủng Đặc công trực tiếp chỉ đạo buổi huấn luyện, cho biết trước yêu cầu nhiệm vụ mới, Binh chủng Đặc công đã được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ huấn luyện dù cho một bộ phận chiến đấu viên, sẵn sàng tham gia chống khủng bố và tìm kiếm cứu nạn.

Tuy thời gian huấn luyện chưa dài, song kỹ thuật nhảy dù của các chiến đấu viên đã đạt yêu cầu đặt ra, trong điều kiện mang theo nhiều vũ khí, trang bị khác nhau.

Theo Đại tá Nguyễn Thành Cải, Phó tư lệnh Binh chủng Đặc công, thì với phương thức tác chiến mới này, lực lượng đặc công dù có thể cơ động nhanh, có mặt kịp thời và nhanh chóng triển khai nhiệm vụ tại khu vực có tình huống xảy ra.

Trong thời gian tới, Binh chủng Đặc công sẽ tổ chức huấn luyện nhảy dù cho lực lượng chiến đấu viên này trên nhiều điều kiện địa hình và trong các điều kiện thời tiết khác nhau, sát với nhiệm vụ thực tế.

Sau đây là cận ảnh về buổi tập luyện nhảy dù của bộ đội đặc công .


Chiến sĩ đặc công Phạm Quang Huy kiểm tra trang thiết bị và vũ khí trước khi lên máy bay


Đội hình đã sẵn sàng lên máy bay


Các chiến sĩ đặc công lần lượt lên máy bay trực thăng


Máy bay cất cánh lúc bình minh vừa ló rạng


Chiến sĩ đặc công tập trung trước khi đến địa điểm nhảy dù


Khuôn mặt chiến sĩ đặc công qua ô cửa máy bay


Sĩ quan kiểm tra lần cuối trước khi nhảy dù


Đội hình xếp hàng lần lượt ra cửa máy bay


Buông mình vào khoảng không lúc bình minh


Dù bung ra ngay sau khi chiến sĩ đặc công rời máy bay


Hướng tới mục tiêu dưới dưới mặt đất


Giữ đội hình ngay sau khi rời khỏi máy bay


Đội hình bộ đội đặc công trên không trung


Chiến sĩ đặc công nhảy dù dưới ánh sáng bình minh


Đội hình được giữ vững cho tới khi tiếp đất


Sẵn sàng tiếp đất...


Cận cảnh chiến sĩ đặc công sắp tiếp đất


... và tiếp đất an toàn

Nhanh chóng thu dù ngay sau khi tiếp đất


Phi công điều khiển máy bay về sân bay


Thiếu tá Đặng Thành Chung, sĩ quan dù của Quân chủng Phòng không-Không quân, trở về sân bay
sau khi đã hướng dẫn các chiến sĩ đặc công thực hành luyện tập nhảy dù


Các sĩ quan dù của Quân chủng Phòng không-Không quân sau khi hoàn tất buổi huấn luyện
lực lượng đặc công nhảy dù chống khủng bố, cứu hộ, cứu nạn

Nguồn: nld.com.vn

Link: http://nld.com.vn/20130616014032531p0c1002/xem-dac-cong-luyen-nhay-du-chong-khung-bo.htm

Xây dựng biện pháp giảm nghèo bền vững

 (Chinhphu.vn) - 100 đại biểu đại diện của Bộ ngành, cơ quan Trung ương, đại diện một số tỉnh, thành phố và các tổ chức quốc tế thảo luận về việc xây dựng Bộ tiêu chí “ Nghèo đa chiều” để áp dụng tại Việt Nam . 

Quang cảnh hội thảo. Ảnh: VGP/Minh Trang

Trong 2 ngày 15-16/6, tại TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Cơ quan LHQ tại Việt Nam và Đại sứ quán Ireland đã tổ chức hội thảo “Nghèo đa chiều” nhằm xác định, phân loại các đối tượng nghèo để tạo lập phương pháp giảm nghèo triệt để và hiệu quả nhất.

“Nghèo đa chiều” là một chuẩn nghèo đang được áp dụng trong việc giảm nghèo tại nhiều nước nhưng là một khái niệm khá mới mẻ đối với Việt Nam.

Theo đó, “Nghèo đa chiều” là tình trạng thiếu hụt về mặt kinh tế, tức thu nhập bình quân nằm dưới chuẩn nghèo, và ít nhất thiếu gụt một trong các nhu cầu xã hội thiết yếu như: giáo dục, y tế, an sinh xã hội, nhà ở, dịch vụ cơ bản tại nơi ở, lương thực, thực phẩm.

Hội thảo đã giới thiệu và thảo luận về việc xây dựng Bộ tiêu chí “ Nghèo đa chiều” để áp dụng tại Việt Nam. Thông qua đó, người nghèo sẽ được chia ra làm nhiều nhóm theo độ tuổi theo các chuẩn nghèo đa chiều, từ đó Nhà nước và các tổ chức giảm nghèo sẽ có chính sách, biện pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho người nghèo một cách thiết thực, triệt để và đạt hiệu quả nhất.

Ông Ngô Trường Thi, Phó Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội, Chánh Văn phòng điều phối Chương trình giảm nghèo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, để áp dụng bộ tiêu chí nói trên ở Việt Nam, sau năm 2015, Nhà nước cần tiến hành một số hoạt động như: xây dựng Luật An sinh xã hội làm căn cứ pháp lý cho công tác giảm nghèo; xây dựng các chỉ số đo lường theo các quyền cơ bản của con người; hoàn thiện bộ tiêu chí điều tra mức sống dân cư, điều tra hộ nghèo; nghiên cứu bổ sung các chính sách phù hợp để giảm nghèo…

 Minh Trang 


Nguồn: baodientu.chinhphu.vn

Link: http://baodientu.chinhphu.vn/home/xay-dung-bien-phap-giam-ngheo-ben-vung/20136/171062.vgp

Tín nhiệm trong chất vấn

 Quốc hội đã khép lại tuần làm việc sôi động nhất với hai mảng nóng: lấy phiếu tín nhiệm và trả lời chất vấn. Nếu như hoạt động trả lời chất vấn đã trở thành diễn đàn “xuân thu nhị kỳ” thì với lấy phiếu tín nhiệm, đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Chính sự kỳ vọng, trông đợi ở lần đầu tiên lấy phiếu tín nhiệm khiến hoạt động này dường như “át” độ nóng của chất vấn, đến mức ngay cả khi nghị trường chất vấn đã khai màn thì những câu hỏi bên lề vẫn tiếp tục xoáy lại chuyện lấy phiếu tín nhiệm. 

Việc Quốc hội sắp đặt lịch hai hoạt động này gần nhau và bố trí chất vấn sau lấy phiếu tín nhiệm đã có chủ ý, như khẳng định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc. Đó là, nếu như bố trí chất vấn trước rồi lấy phiếu tín nhiệm sau thì sẽ không công bằng với những người không tham gia trả lời chất vấn, vì mỗi kỳ chỉ có 5 thành viên Chính phủ trả lời chất vấn, trong khi số người lấy phiếu tín nhiệm kỳ này là 47. Điều đó cũng cho thấy sự ảnh hưởng của hoạt động chất vấn tới tín nhiệm tại Quốc hội và cử tri lớn như thế nào.

Cũng như các phiên chất vấn trước đây, hai điểm mấu chốt được quan tâm là trả lời thẳng câu hỏi và việc thực hiện lời hứa. Kỳ này, trong quá trình trả lời của 4 vị trưởng ngành đã có sự tham gia bổ sung, giải trình thêm của 7 vị Bộ trưởng và 2 Phó Thủ tướng, làm rõ thêm nhiều nội dung và hướng giải quyết đối với các vấn đề mà đại biểu đã nêu ra. Phiên chất vấn đã thể hiện bản sắc của người “cầm trịch” - Chủ tịch Quốc hội. Trong vai trò điều khiển, Chủ tịch Quốc hội đã kịp thời định hướng cả người hỏi và trả lời nếu nhận thấy người đặt câu hỏi lặp lại, câu hỏi không đúng chức năng, nhiệm vụ của Bộ trưởng hoặc hỏi dài dòng, tản mạn.

Hoạt động chất vấn và lấy phiếu tín nhiệm tại Quốc hội đang rất được cử tri quan tâm.

Chủ tịch Quốc hội nhiều lần nhắc nhở Bộ trưởng phải trả lời gọn, trọng tâm, trọng điểm, đồng thời chính Chủ tịch cũng đặt những chất vấn rất sắc, gọn đối với Bộ trưởng, mang tính trực diện, hỏi thẳng, đáp ngay. Chính sự linh hoạt trong quá trình điều hành chất vấn, sự cương nghị, chắc chắn và nhạy bén của người “cầm trịch” đã khiến diễn đàn chất vấn thêm độ nóng, tăng tính hấp dẫn, kịch tính, sinh động và hạn chế được những diễn biến kể lể dễ “ru ngủ” nghị trường. Bởi lẽ đó, không chỉ các Bộ trưởng, trưởng ngành mà chính Chủ tịch Quốc hội đã thể hiện rõ sự tín nhiệm nổi bật trong hoạt động chất vấn.

Điều quan trọng nhất trong hỏi và trả lời, đó là tính đối thoại hỏi thẳng, đáp ngay, hỏi gọn, đáp trúng. Và yếu tố “ghi điểm” trước cử tri, có thuyết phục hay không, phụ thuộc vào trí tuệ, bản lĩnh và khả năng diễn thuyết.

 Đại biểu Dương Trung Quốc: Những lời hứa chỉ mang tính chất định hướng  

Cho rằng nhiều vấn đề thuộc trách nhiệm nhiều bộ, ngành, lại tồn tại từ lâu nên đại biểu Dương Trung Quốc khẳng định, để khắc phục không đơn giản...

- Nhiều vấn đề chất vấn đã nói tại nhiều kỳ nhưng chưa có giải pháp mới, ông nghĩ sao? 

Đại biểu Dương Trung Quốc.

Bất kỳ hiện tượng nào cũng là tích hợp nhiều yếu tố, liên quan nhiều ngành, nhiều bộ khác nhau. Cho nên, theo tôi trong hoạt động chất vấn nên dành nhiều thời gian cho Bộ trưởng để đại biểu Quốc hội khai thác nhiều phương diện khác nhau. Như thế sẽ không dẫn tới sự đùn đẩy lẫn nhau. Chẳng hạn như, Bộ trưởng giao thông, một mình không thể đảm trách hết nhiệm vụ để khẳng định rằng có giảm được tai nạn giao thông không mà nó liên quan nhiều bộ, ngành khác, cùng phối hợp thực hiện. Trong trả lời, việc tạo điều kiện để những Bộ trưởng liên quan cùng giải đáp là cần thiết.

- Vậy ông đánh giá thế nào về những giải pháp như Bộ trưởng hứa trước Quốc hội?  

Với cách làm hiện nay đã có những tiến bộ, từ phía đại biểu đặt câu hỏi đến phía Bộ trưởng trả lời. Phải thấy rằng, trong tình huống chất vấn trực tiếp, đại biểu đề cập rất nhiều khía cạnh, nhiều nội dung quan tâm, đòi hỏi rất nhiều ở năng lực Bộ trưởng khi trả lời. Cho nên đương nhiên không thể làm thỏa mãn tất cả đại biểu, cử tri, và những lời hứa trong trường hợp này cũng chỉ mang tính chất định hướng thôi.

- Nhiều Bộ trưởng có tần suất trả lời chất vấn khá dày, trong khi có bộ lại hiếm khi trả lời?  

Bộ máy Chính phủ có gần 30 bộ, ngành, nếu chia ra mỗi kỳ họp để luân phiên nhau thì bình quân mỗi vị xuất hiện 1,2 lần, đương nhiên có lĩnh vực nóng hơn thì trả lời nhiều lần. Do đó, việc này cũng là bình thường.

 Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, Đắk Nông: Trả lời trực tiếp trước diễn đàn đòi hỏi kỹ năng từng người  

Đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh.

Theo đại biểu Tôn Thị Ngọc Hạnh, việc dành mỗi buổi cho một Bộ trưởng trả lời là đủ, dù rằng còn nhiều đại biểu không còn thời gian để hỏi tại hội trường.

- Theo dõi qua nhiều kỳ, bà nhận thấy... 

Tôi cho rằng, mỗi kỳ họp, hoạt động chất vấn được cải tiến hơn, trách nhiệm trả lời của Bộ trưởng rõ ràng hơn và vấn đề đại biểu nêu ra cũng được giải quyết từng bước.

- Kỳ này, chất vấn tiến hành ngay sau khi Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm. Bà có cho rằng, các Bộ trưởng khi trả lời chất vấn ít nhiều ảnh hưởng tâm lý từ đợt lấy phiếu vừa qua?  

Việc lấy phiếu tín nhiệm có trách nhiệm người được đánh giá và cả người bỏ phiếu. Đại biểu Quốc hội, cử tri sẽ có những đánh giá sau khi bỏ phiếu. Tất nhiên đứng trước một diễn đàn, với thời gian, khuôn khổ như thế cũng không thể nào đáp ứng đầy đủ được. Còn việc ảnh hưởng thì cũng phần nào thôi.

- Chủ tịch Quốc hội nhiều lần nhắc Bộ trưởng phải trọng tâm, trọng điểm, tránh trả lời dàn trải, lòng vòng?  

Trách nhiệm trả lời được nâng lên, nhưng đúng là một số nội dung cũng còn lòng vòng, việc đó cũng từng bước rút kinh nghiệm.

- Trong trả lời, có ý kiến cho rằng không ít Bộ trưởng còn nặng báo cáo thành tích, chưa rõ trách nhiệm cá nhân?  

 Đây thực ra cũng là kỹ năng, phương pháp của từng người. Nhưng qua đó cũng cho thấy việc trả lời có khi chưa đi vào trọng tâm lắm, chưa rõ trách nhiệm, chưa thể hiện được hết những việc mình làm.

 - Vậy đại biểu hài lòng với ai nhất? 

Tôi khá ấn tượng với phần trả lời của Bộ trưởng Lao động, Thương binh và Xã hội Phạm Thị Hải Chuyền.

 Đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội): Bám sát vấn đề nhưng cần trả lời cụ thể, rõ ràng hơn  

Đại biểu Bùi Thị An.

Thừa nhận các Bộ trưởng đã bám sát nội dung để giải đáp các câu hỏi chất vấn, tuy nhiên đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) cho rằng, cả người hỏi và người trả lời vẫn mắc phải những khuyết điểm không mới: người hỏi dài dòng, không rõ ý trong khi người trả lời có lúc rơi vào kể lể, báo cáo thành tích, làm nhạt không khí chất vấn vốn cần sự sôi động, gay cấn...

 - Kỳ này, có “tư lệnh” lần đầu tiên đăng đàn nhưng cũng có người quá quen tại nghị trường chất vấn như Bộ trưởng Cao Đức Phát, bà nghĩ sao? 

Trả lời nhiều lần cũng là việc bình thường, như lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn rộng, liên quan đa số cử tri. Tôi cảm nhận và đánh giá có phần khác nhau về mỗi phần trả lời chất vấn của các bộ trưởng, trưởng ngành. Tôi thấy Bộ trưởng Cao Đức Phát trả lời tương đối rõ, đã nêu được những vấn đề chính liên quan giải quyết những bức xúc cho nông dân hiện nay. Lao động trong nông nghiệp rất lớn, nếu giải quyết được vấn đề nông dân cũng có nghĩa giải quyết được vấn đề quan trọng kinh tế của đất nước. Bộ trưởng Cao Đức Phát đã nêu được vấn đề gốc ở đây là quy hoạch, nâng cao giá trị sản phẩm, đưa khoa học, công nghệ vào ứng dụng trong sản xuất, gắn sản xuất với tiêu dùng...

- Còn với các Bộ trưởng khác thì sao?  

Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền cũng đã nêu được những bức xúc trong lĩnh vực lao động, việc làm, vấn đề tiền lương... Khi đi vào những vấn đề cụ thể thì đều đã trả lời được, cơ bản là rõ. Tuy nhiên tôi vẫn thấy dài dòng, đáng ra có thể trả lời ngắn gọn hơn để đại biểu có điều kiện trao đổi, hỏi nhiều vấn đề hơn. Với Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, lĩnh vực quản lý quá rộng (văn hóa, thể thao, du lịch) và đương nhiên quá nhiều bức xúc. Có lẽ vì thế nên phần trả lời cũng có phần dài dòng, cần trả lời rõ hơn.

- “Người mới” của diễn đàn chất vấn, Viện trưởng Nguyễn Hòa Bình thì sao, thưa bà?  

Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình lần đầu trả lời chất vấn, tuy nhiên ông cũng đã nắm được vấn đề, tương đối rõ. Chỉ có điều, giải pháp đã đưa ra nên cụ thể hơn, tập trung hơn và cần đi vào phần gốc để giải quyết được tốt hơn. Với Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, về cơ bản tôi cũng tán thành nội dung trả lời tại kỳ này


Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/thoisu/2013/6/201594.cand

Cần sớm di dời KCN Biên Hòa 1 để bảo vệ sông Đồng Nai

 Để bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai, nơi đang cung cấp nguồn nước sinh hoạt cho gần 20 triệu dân sống trên lưu vực, ông Lê Hoàng Quân, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh, thành viên Ủy ban Bảo vệ sông Đồng Nai vừa có văn bản kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai sớm triển khai dự án di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 để giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm cho dòng sông này. 

Văn bản nêu trên cũng nhấn mạnh, với vai trò là thành viên của Ủy ban Bảo vệ môi trường lưu vực sông Đồng Nai, UBND TP Hồ Chí Minh nhận thấy việc chuyển đổi, di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 mang lại nhiều lợi ích trong việc bảo vệ nguồn nước sông Đồng Nai và ủng hộ việc triển khai dự án này của tỉnh Đồng Nai.

UBND TP Hồ Chí Minh cho rằng, môi trường nước của hệ thống sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi lượng nước thải từ nhiều nguồn như công nghiệp, sinh hoạt, nông nghiệp… Tình trạng ô nhiễm trên sông Đồng Nai tiếp tục tăng và có nguy cơ vượt quá khả năng xử lý của các nhà máy nước.

Theo kết quả quan trắc vào tháng 3/2013 của Trung tâm Quan trắc kỹ thuật môi trường Đồng Nai cho thấy, nguồn nước sông Đồng Nai, đặc biệt là đoạn qua khu vực tiếp nhận nguồn nước thải từ Khu công nghiệp Biên Hòa 1 có nhiều hàm lượng vượt tiêu chuẩn và có thể gây hại cho sức khỏe người sử dụng nước.

Qua phân tích, hàng loạt thông số đều vượt quy chuẩn, trong đó nặng nhất là hàm lượng sắt, chất hữu cơ và vi khuẩn gây bệnh. Cụ thể các chất Fe, DO (lượng ôxy hòa tan), COD (lượng ôxy cần thiết cho quá trình ôxy hóa chất hữu cơ), N-NH 4 (lượng nitơ – amôni), P-PO 4 (hàm lượng photpho) và các loại vi khuẩn gây bệnh như E.Coli, Coliform đều vượt chuẩn quy định.

Nguồn nước sông Đồng Nai đang bị ô nhiễm nặng bởi chất thải từ Khu công nghiệp Biên Hòa 1.

Sông Đồng Nai hiện là nguồn cung cấp nước quan trọng cho sinh hoạt, sản xuất, góp phần phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của TP Hồ Chí Minh cũng như các tỉnh lân cận. Đến năm 2025, tổng nhu cầu nước sạch của TP Hồ Chí Minh là 3,7 triệu m 3 /ngày đêm, trong đó nguồn nước từ sông Đồng Nai cung cấp là 2,5 triệu m 3 /ngày đêm. Hiện đoạn sông qua đô thị Biên Hòa là nơi cung cấp nguồn nước sinh hoạt của Nhà máy Nước Thủ Đức, Nhà máy Nước Tân Hiệp và Nhà máy Nước Bình An cung cấp nước cho 10 triệu người dân TP Hồ Chí Minh.

Hiện nay, Chính phủ cũng đã chấp thuận đề nghị của tỉnh Đồng Nai, cho phép di dời Khu công nghiệp Biên Hòa 1 đến khu vực mới để giảm thiểu nguồn thải gây ô nhiễm cho sông Đồng Nai. Khu công nghiệp này hiện có khoảng 100 doanh nghiệp trong và ngoài nước sản xuất, kinh doanh. Đây là khu công nghiệp được thành lập sớm nhất cả nước (vào năm 1964), nhiều xí nghiệp, nhà máy sử dụng công nghệ lạc hậu và cũ kỹ, trong khi hệ thống xử lý nước thải của khu công nghiệp không đáp ứng yêu cầu về công suất cũng như công nghệ xử lý, là nguyên nhân phát sinh nước thải không đạt tiêu chuẩn xả thải ra sông Đồng Nai


Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/kinhte/2013/6/201584.cand

Hàng ngàn hécta lúa mới gieo sạ vụ hè thu bị ngập úng

 QĐND Online - Đang giữa mùa hè, nhưng mưa lớn liên tiếp trong những ngày qua đã làm cho hàng ngàn hécta lúa hè thu vừa mới gieo sạ ở tỉnh Phú Yên - vựa lúa lớn nhất miền Trung bị ngập úng. 

Tại huyện Đông Hòa, bà con nông dân đã gieo sạ được hơn 4.200ha thì đã có gần 2.100ha bị ngập úng, nhiều khả năng phải gieo sạ lại toàn bộ. Tương tự, tại các cánh đồng cao sản thuộc huyện Phú Hòa và TP Tuy Hòa, đến ngày 16-6, có gần 1.000ha ruộng lúa gieo sạ từ 4 đến 7 ngày tuổi bị ngập úng, 50% bị hư hại hoàn toàn.

 Đến ngày 16-6, có gần 1.000ha ruộng lúa gieo sạ từ 4 đến 7 ngày tuổi ở Phú Yên bị ngập úng, 50% bị hư hại hoàn toàn. 

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên và các huyện, thành phố của tỉnh này đã chỉ đạo các HTX nông nghiệp triển khai bơm nước tiêu úng, huy động các nguồn lúa giống trong dân để kịp gieo lại ngay khi nước rút. Tuy nhiên, lúa giống, giống lúa và chi phí để gieo sạ lại đang là vấn đề hết sức khó khăn đối với nhiều hộ nông dân.

Ông Nguyễn Trọng Tùng, Phó giám đốc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phú Yên cho biết: Những năm gần đây, miền Trung trong đó có Phú Yên phải đối mặt với diễn biến bất thường của thời tiết, hết khô hạn rồi ngập úng. Vụ đông xuân vừa qua, từ ngày 22 đến 25-2, mưa lớn kéo dài trên diện rộng đã làm cho gần 3.000ha lúa, 207ha hoa màu của hai huyện Đông Hòa và Tây Hòa bị ngập úng, trong đó 70% diện tích cho năng suất rất thấp.

 Tin, ảnh: XUÂN HIẾU 


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/2/26/26/247514/Default.aspx

Giải pháp để xây dựng con người mới trong LLVT Quân khu 3

 QĐND - Phát huy kết quả Cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 2 năm qua, Đảng ủy Quân khu 3 đã lãnh đạo, chỉ đạo tốt việc quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 03 của Bộ Chính trị, Chỉ thị 317 của Thường vụ Quân ủy Trung ương (sau đây gọi tắt là thực hiện Chỉ thị 03) gắn với các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng và thực hiện nhiệm vụ chính trị, đột phá vào những khâu yếu, mặt yếu, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về mọi mặt ở các cơ quan, đơn vị. 

Thực hiện Chỉ thị 03, cán bộ, chiến sĩ LLVT Quân khu 3 đã phát huy tinh thần tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ. Phong trào “Một tập trung, ba nắm vững, một đúng, ba dứt điểm” của khối cơ quan quân khu đã thúc đẩy công tác tham mưu đúng, trúng, hiệu quả, đẩy mạnh cải cách hành chính, hướng dẫn sâu, kiểm tra sát, giải quyết công việc nhanh, khắc phục dứt điểm khâu yếu, mặt yếu. Cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 395 với phong trào “Một xây, hai giữ, ba phát huy” vừa nâng cao chất lượng huấn luyện, SSCĐ, vừa xây dựng đơn vị VMTD. Trong những hoàn cảnh khó khăn, nguy hiểm nhất, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 395 và LLVT các tỉnh Ninh Bình, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, TP Hải Phòng không sợ hiểm nguy, lao mình giữa giông bão, giúp nhân dân phòng, chống cơn bão số 8 năm 2012. Phong trào "3 điều nên làm, 3 điều không nên làm", “Đến đón niềm nở, ở chăm sóc tận tình, về dặn dò chu đáo” của Bệnh viện 5, Bệnh viện 7 (Cục Hậu cần) đã được cán bộ, đảng viên, nhân viên, tích cực hưởng ứng, trở thành hành động tự giác của mỗi người; thái độ y đức, chất lượng khám, chữa bệnh ngày càng được nâng cao. Cán bộ, chiến sĩ Lữ đoàn 513 không sợ hiểm nguy tổ chức dò tìm, xử lý bom mìn phục vụ nhiệm vụ di, dãn dân, phân giới cắm mốc, xây dựng đường biên giới hòa bình, hữu nghị. Lữ đoàn 214 tiếp tục đột phá vào khâu yếu, việc khó; Trung đoàn 603 với phong trào “Mỗi ngày một câu hỏi, một đáp án đúng” góp phần làm chuyển biến rõ rệt về chấp hành kỷ luật quân đội, pháp luật Nhà nước. Phong trào “Huấn luyện giỏi, sản xuất giỏi” của dân quân các tỉnh Hòa Bình, Hải Dương, Thái Bình, TP Hải Phòng luôn được giữ vững và phát huy. Các nhà trường và trung tâm đào tạo nghề đã cụ thể hóa việc thực hiện Chỉ thị 03 bằng phong trào “dạy tốt, học tốt, phục vụ tốt”, do vậy chất lượng giáo dục đào tạo không ngừng nâng lên, tỷ lệ học viên tốt nghiệp đạt khá, giỏi tăng 4,3%.

 Trung tướng Phạm Quang Hợi (hàng đầu, thứ 4 từ phải sang) kiểm tra công tác bảo đảm thông tin tại Trung đoàn 603.  

Thực hiện Chỉ thị 03, cán bộ, đảng viên ở Đảng bộ Quân khu đã tích cực nêu gương trong mọi nhiệm vụ. Thấm nhuần lời dạy của Bác “Một tấm gương sống có giá trị hơn một trăm bài diễn văn tuyên truyền”; các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa việc “nêu gương” của cán bộ, đảng viên bằng các tiêu chí cụ thể.

Việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đã dần trở thành nếp sống hằng ngày trong Đảng bộ và LLVT quân khu. Đội ngũ cán bộ chủ trì thực sự là tấm gương sáng để cấp dưới học tập và noi theo. Nhiều cán bộ như Đại tá Đào Quang Muộn (Trường Quân sự Quân khu), luôn tận tụy, trách nhiệm trong công việc, ngày đêm miệt mài nghiên cứu tìm ra các giải pháp hay nhằm truyền đạt kiến thức cho học viên. Thượng úy Lương Văn Thiệu (Tiểu đoàn 41, Bộ Tham mưu), người cán bộ phân đội nhiệt tình, trách nhiệm trong công việc, luôn nỗ lực vượt khó vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Thượng tá Nguyễn Hảo Thiếu, Chỉ huy trưởng Ban CHQS huyện Đông Triều (Quảng Ninh), luôn gương mẫu, tận tâm, tận lực với công việc, cùng tập thể đảng ủy lãnh đạo, chỉ đạo đơn vị thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, hằng năm đã chủ động liên hệ với các doanh nghiệp trên địa bàn tạo việc làm cho quân nhân xuất ngũ. Thượng tá Nguyễn Viết Tác, Phó chỉ huy trưởng - Tham mưu trưởng Ban CHQS huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) luôn đặt lợi ích của tập thể lên trên lợi ích của cá nhân, gia đình; tự nguyện hiến hơn 70m2 đất, tháo dỡ 48m tường bao, làm tốt công tác vận động người thân và nhân dân địa phương hiến đất, xây dựng đường nông thôn mới, thực sự là những tấm gương tiêu biểu được quần chúng tin yêu, quý trọng.

Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Cần, kiệm, liêm, chính” là nền tảng của đời sống mới; trong điều kiện khó khăn chung của cả nước, các cơ quan, đơn vị đã cụ thể hóa bằng các phong trào thực hành tiết kiệm trong chi tiêu công để mua sắm đồ dùng sinh hoạt, tu sửa nâng cấp các công trình vui chơi, giải trí cho bộ đội như Sư đoàn 395, Lữ đoàn 454, Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh, Bộ CHQS TP Hải Phòng...

Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về tình yêu thương con người, LLVT Quân khu 3 đã có nhiều việc làm thể hiện lòng nhân ái, bao dung, không ngừng củng cố đoàn kết nội bộ, đoàn kết quân dân. Các phong trào “Uống nước nhớ nguồn”, hoạt động công tác chính sách, hậu phương quân đội, củng cố mối quan hệ đoàn kết quân dân với nhiều cách làm sáng tạo như: Phong trào “Giúp đỡ học sinh nghèo hiếu học” của Bộ CHQS tỉnh Hòa Bình; Đoàn KT-QP 327 giúp nhân dân các huyện biên giới Quảng Ninh xây dựng mô hình trồng lúa mới, ngô lai cao sản, nuôi bò lai sinh sản; “Hòm tiết kiệm đồng đội” ủng hộ cán bộ, chiến sĩ có hoàn cảnh khó khăn của Bộ CHQS tỉnh Ninh Bình; “Bát cháo tình thương” của Bệnh viện 5, Bệnh viện 7 (Cục Hậu cần); đoàn viên, thanh niên quân khu đã tích cực hưởng ứng phong trào “ngôi nhà 100 đồng”…

Thực hiện Chỉ thị 03, LLVT quân khu đã nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình, xây dựng tổ chức đảng TSVM, cơ quan, đơn vị VMTD. Đợt kiểm điểm tự phê bình và phê bình theo Nghị quyết Trung ương 4 về xây dựng Đảng được tổ chức một cách dân chủ, thẳng thắn, tập thể các cấp ủy, từng cán bộ, đảng viên, quần chúng đã nghiêm túc chỉ rõ những mặt đạt được, những hạn chế, khuyết điểm, nguyên nhân, trách nhiệm của tập thể, cá nhân, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp khắc phục, nhất là những khuyết điểm, hạn chế về chấp hành pháp luật, kỷ luật, về phương pháp tác phong công tác. Đảng ủy Quân khu đã tích cực triển khai thực hiện làm trước toàn quân việc đổi mới, nâng cao chất lượng ra nghị quyết và thực hiện nghị quyết ở cấp chi bộ.

Như vậy, sau 2 năm thực hiện Chỉ thị 03, các đơn vị toàn quân khu đều chuyển biến tiến bộ; chất lượng các tổ chức, từ các tổ chức lãnh đạo, chỉ huy đến các tổ chức quần chúng được nâng lên; cán bộ, chiến sĩ ở đâu, làm gì cũng luôn thể hiện phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân, khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đó là minh chứng sống động để khẳng định, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đang trở thành hành động tự giác trong mỗi cá nhân, tập thể của LLVT Quân khu 3.

 Trung tướng PHẠM QUANG HỢI, Phó bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu 3 


Nguồn: www.qdnd.vn

Link: http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-VN/61/43/10/90/90/247510/Default.aspx

Phát động giải chạy báo Hà Nội mới

 (VOV) -Đây hoạt động thể thao trọng điểm của UBND TP Hà Nội nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9). 

Sáng 16/6, tại Cung thể thao Quần Ngựa (Hà Nội) đã diễn ra Lễ phát động giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng lần thứ 40 – Vì hòa bình năm 2013.

Đây hoạt động thể thao trọng điểm của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội nhân kỷ niệm 68 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh (2/9). Tại Lễ phát động, 5.400 cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên, học sinh thuộc hơn 55 đơn vị trong quận Ba Đình tham gia chạy hưởng ứng và kiểm tra. Đây là lần thứ 7 quận Ba Đình đăng cai tổ chức Lễ phát động Giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng – Vì hòa bình.

Ông Tô Quang Phán, Tổng Biên tập báo Hà Nội mới – Trưởng Ban tổ chức giải cho biết: “Năm nay kỷ niệm 40 năm của giải, đây là 1 dấu mốc đặc biệt quan trọng, đánh dấu sự phát triển của giải phong trào cấp thành phố, rộng khắp và kéo dài tới 40 năm. Cho nên chúng tôi tổ chức và huy động vận động viên tham gia ở các cấp đông hơn năm 2012. Đặc biệt là các cơ sở, trường học, cơ quan hiện tham gia vào phong trào rất tốt. Hơn nữa, số lượng vận động viên người nước ngoài đang công tác ở Hà Nội đăng ký tham gia nhiều hơn năm 2012”.

Tại Lễ phát động, 5.400 cán bộ, công nhân viên chức và sinh viên, học sinh tham gia chạy hưởng ứng và kiểm tra. (Ảnh minh họa)

Sau Lễ phát động, đã diễn ra các cuộc thi đấu kiểm tra tại cơ sở (kéo dài đến đầu tháng 9); thi chung kết cấp quận, huyện, thị xã (chậm nhất là vào ngày 15/9).

Ông Masuya Yasuyuki - Tổng Giám đốc Công ty TNHH Dược phẩm Hisamitsu Việt Nam (Đơn vị tài trợ) đánh giá cao sự trưởng thành của giải đấu: “Đây là lần thứ 4 liên tiếp Công ty chúng tôi tài trợ Giải chạy báo Hà Nội mới mở rộng lần thứ 40 – Vì hòa bình 2013.

Ở kỳ phát động giải năm nay, đáng chú ý là số lượng vận động viên tham gia lên đến hơn 5.400 người, tăng hơn 1.000 người so với kỳ giải năm 2012. Điều đó phần nào cho thấy tinh thần thể thao ngày càng tăng qua các kỳ tổ chức Giải chạy báo Hà Nội mới. Ngày càng có nhiều người quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe thông qua hoạt động thể thao, đặc biệt là với các cuộc chạy tập thể cự ly dài “mang chất marathon” như Giải chạy báo Hà Nội mới”.

Cuộc thi chung kết toàn thành phố sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 6/10, dự kiến thu hút hơn 2.000 vận động viên tham gia, trong đó có vận động viên đội tuyển điền kinh các tỉnh, thành phố, ngành và các vận động viên nước ngoài tham gia chạy Vì hòa bình./.


Nguồn: vov.vn

Link: http://vov.vn/the-thao/phat-dong-giai-chay-bao-ha-noi-moi/266710.vov

Đại biểu Quốc hội “chấm điểm” phiên chất vấn

 KTĐT - Trao đổi với báo chí bên lề Quốc hội về những vấn đề phiên chất vấn tại Quốc hội đưa ra, nhiều ĐBQH mong rằng, phiên chất vấn chưa thật sự làm hài lòng các ĐB, tuy nhiên vẫn mong các Bộ trưởng sẽ thực hiện những cam kết của mình. 

 >> Kinh tế cần phát triển bền vững, không tăng trưởng nóng 

 >>>Vẫn dừng ở “quyết tâm” 

 >> Bộ trưởng Cao Đức Phát: Đột phá là phải tái cơ cấu nông nghiệp 

  ĐB Nguyễn Tấn Tuân (Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Khánh Hòa): Cử tri chưa thỏa mãn  

Các “tư lệnh ngành” chưa làm cho ĐB và cử tri chưa thỏa mãn, khi diễn giải, thể hiện trách nhiệm của mình trong từng câu hỏi của ĐB thì rườm rà và chưa thực sự sắc sảo… Tôi thấy, Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh rất sôi nổi với công tác phong trào, xử lý tốt các vụ việc gây bức xúc trong lĩnh vực văn hóa, tuy nhiên cử tri vẫn chưa thực sự thỏa mãn với phần trả lời về chiến lược phát triển ở lĩnh vực du lịch, cũng như ngăn chặn sự tha hóa đạo đức lối sống của một bộ phận không nhỏ giới trẻ hiện nay.

  ĐB Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận): Thủ tướng nên chủ trì phiên chất vấn  

Chất lượng phiên chất vấn chỉ đạt mức trên trung bình, ngành nào cũng có khó khăn riêng của ngành đó, tuy nhiên các Bộ trưởng cần có những câu trả lời thực sự mạch lạc, rõ ràng, rõ quan điểm hơn. Như ở phần trả lời của Bộ trưởng Hoàng Tuấn Anh, chưa làm rõ được định hướng phát triển của ngành, nhất là ở lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, tôi ấn tượng với phần trả lời của Bộ trưởng Phạm Thị Hải Chuyền, đây là Bộ giải quyết nhiều việc rất cụ thể chứ ít có kế hoạch lộ trình dài hơi. Để nâng cao chất lượng các phiên chất vấn, theo quan điểm của tôi cần có sự thay đổi, đặc biệt là với Chính phủ. Tôi cho rằng đây là chất vấn với tập thể Chính phủ và cần sự thay đổi là Thủ tướng phải chủ trì phiên trả lời chất vấn đó, trên cơ sở các câu hỏi đặt ra Thủ tướng giao cho các Bộ trưởng trả lời, như vậy sẽ mang tính tổng thể, chất lượng nội dung trả lời sẽ đảm bảo hơn.

  ĐB Bùi Thị An (đoàn Hà Nội): Một loạt vấn đề còn chưa được làm rõ  

Qua các phiên chất vấn vừa qua, nhiều vấn đề liên quan đến nông nghiêp vẫn còn đang tồn tại như: làm thế nào để người nông dân có thể chủ động trong các vụ thu hoạch, tức là có hệ thống bảo quản, chế biến ban đầu để người nông dân không phụ thuộc vào thời tiết và nâng được giá trị sản phẩm; hay làm thế nào để sản phẩm của người nông dân đến trực tiếp được tay người tiêu dùng, không phải qua quá nhiều khâu trung gian, đầu cơ để cả người nông dân lẫn người tiêu dùng được lợi… vẫn chưa được làm rõ. Với 76% dân số hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nếu chúng ta có giải pháp tốt cho nông dân, người nông dân có cuộc sống tốt hơn, giàu hơn thì đất nước sẽ mạnh lên.


Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/364386/dai-bieu-quoc-hoi-cham-diem-phien-chat-van.aspx

Giảng dạy phòng, chống tham nhũng từ năm học 2013 – 2014

 Theo Chỉ thị 10/CT-TTg vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành, từ năm học 2013 - 2014, sẽ đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo. 

Sau 3 năm triển khai thí điểm thực hiện Quyết định 137/2009/QĐ-TTg ngày 2/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng (Đề án 137), đến nay đã có đủ điều kiện để đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy từ năm học 2013 - 2014 tại các cơ sở giáo dục, đào tạo (từ cấp trung học phổ thông trở lên).

Để thực hiện tốt việc đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo, từ năm học 2013 - 2014, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Thanh tra Chính phủ rà soát, hoàn thiện, phê duyệt, phát hành các tài liệu bồi dưỡng, tập huấn về phòng, chống tham nhũng dành cho giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp; giáo viên các trường trung học phổ thông; giảng viên, giáo viên các trường hành chính,...

Bên cạnh đó, hoàn thiện chuyên mục phòng, chống tham nhũng trên Trang thông tin điện tử của Thanh tra Chính phủ, đăng tải, cung cấp thông tin kịp thời các tài liệu đã được các Bộ, ngành biên soạn, phê duyệt, tư liệu về các vụ án tham nhũng trong và ngoài nước, kinh nghiệm của nước ngoài về phòng, chống tham nhũng phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập của giáo viên, giảng viên và học sinh, sinh viên.

Đồng thời, chỉ đạo việc thanh tra, kiểm tra công tác tổ chức thực hiện và giảng dạy nội dung phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

Chỉ thị nêu rõ, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn lồng ghép, tích hợp nội dung phòng, chống tham nhũng vào chương trình giảng dạy trong kế hoạch đổi mới chương trình, tài liệu sách giáo khoa phù hợp với từng cấp học.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Thông tin và Truyền thông trong phạm vi chức năng của mình chỉ đạo, hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra các cơ sở thông tấn, báo chí tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng nói chung và việc tổ chức triển khai thực hiện đưa nội dung phòng, chống tham nhũng vào các cơ sở giáo dục, đào tạo nói riêng


Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/thoisu/2013/6/201582.cand

Nếu bão đổ bộ, TP.HCM phải sơ tán hơn 245.000 người

 TTO - “Việc di dời, sơ tán dân phải được hoàn thành trước 12 giờ so với thời điểm dự báo bão đổ bộ trực tiếp vào TP.HCM” là một trong những yêu cầu bắt buộc của UBND TP. 

Cơn mưa to kéo dài hơn 2 giờ đồng hồ tại TP.HCM chiều 16-6. Ảnh: TR.N.

Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc tại qui định về phương án phòng, tránh, ứng phó khi bão đổ bộ trực tiếp vào TP, vừa được UBND TP ban hành.

Trong trường bão trực tiếp đổ bộ vào TP, phương án trên cũng xác định tại 24 quận, huyện có 192 phường, xã, thị trấn có dân cần di dời, sơ tán dân với hơn 245.000 người của hơn 60.000 hộ.

Các quận 12, huyện Nhà Bè, huyện Củ Chi, huyện Cần Giờ… có số người phải di dời, sơ tán theo phương án vừa nêu lên đến hàng chục nghìn người.

QUỐC THANH


Nguồn: tuoitre.vn

Link: http://tuoitre.vn/chinh-tri-xa-hoi/554183/neu-bao-do-bo-tp-hcm-phai-so-tan-hon-245-000-nguoi.html

18 tổ chức kiến nghị chưa thông qua dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi)

 Dân Việt - Hôm nay, ngày 16.6, 18 tổ chức xã hội và nghề nghiệp đã gửi kiến nghị chính thức đến Quốc hội, đề nghị chưa biểu quyết thông qua Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XIII. 

Bản kiến nghị cho rằng, Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Chính phủ tổ chức lấy ý kiến rộng rãi trong nhân dân và Dự thảo này cũng được nhiều tổ chức xã hội - nghề nghiệp đưa ra các khuyến nghị sửa đổi sau khi lắng nghe trực tiếp ý kiến của người dân và chính quyền nhiều địa phương. Tuy nhiên, những điều chỉnh trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) mới nhất được trình để Quốc hội xem xét vẫn chưa phản ánh đầy đủ những nguyện vọng xác đáng của người dân.

Tham vấn ý kiến người dân về Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại xã Xuân Trạch (Bố Trạch, Quảng Bình). Ảnh: Mậu Tài.

Có ba lý do chính được Bản kiến nghị đưa ra:

Theo nghị trình của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội sẽ thảo luận, cho ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) vào ngày 17 và 18.6. Quốc hội cũng bố trí lịch biểu quyết thông qua dự luật này vào ngày 21.6.2013.

  Thứ nhất  , cơ chế Nhà nước thu hồi đất cần được vận hành thống nhất với quy định của Hiến pháp về quyền của Nhà nước đối với việc trưng thu, trưng dụng, trưng mua tài sản của người dân khi pháp luật đã thừa nhận quyền sử dụng đất là tài sản của hộ gia đình, cá nhân.

Vấn đề này còn đang được thảo luận trong Dự thảo Hiến pháp sửa đổi. Do, đó việc thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) cần được lùi lại chờ Quốc hội thông qua Hiến pháp sửa đổi để đảm bảo tính hợp hiến.

  Thứ hai  , sự tham gia của người dân (nơi có đất) là một yếu tố quyết định tính đồng thuận của xã hội, giúp giảm khiếu kiện. Tuy nhiên, Dự thảo chưa có những đổi mới tương xứng để khẳng định quyền tham gia của người dân vào các quyết định của Nhà nước về đất đai, vào quá trình quản lý đất đai, giám sát việc thực thi pháp luật đất đai và nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

  Thứ ba  , Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) còn rất nhiều quy định về các cơ chế quan trọng chưa nhận được ý kiến tán thành của người dân, chưa tiếp thu được các kinh nghiệm hữu ích từ các nước có hoàn cảnh tương tự, chưa tiếp nhận được các kết quả nghiên cứu của các tổ chức quốc tế về Việt Nam. Các cơ chế đặc biệt cần tiếp tục phải nghiên cứu thấu đáo và tiếp tục điều chỉnh (…).

Trước lo lắng của một số Đại biểu Quốc hội về một khoảng trống pháp lý nếu không thông qua dự luật Đất đai trong kỳ họp này, Bản kiến nghị khẳng định:

Việc chưa biểu quyết Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi tại Kỳ họp Quốc hội lần này tuyệt đối không có khoảng trống pháp luật nào tồn tại sau ngày 15.10.2013, vì pháp luật đất đai hiện hành có quy định là khi hết thời hạn sử dụng thì người nông dân được gia hạn tự động mà không cần bất cứ một thủ tục hành chính nào (Khoản 1 Điều 34 của Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 về thị hành Luật Đất đai)" và Quốc hội cũng không cần ban hành bất kỳ văn bản hỗ trợ nào.

Kết luận của Kiến nghị ghi rõ: “Chúng tôi trân trọng kính đề nghị Quốc hội sẽ lắng nghe và chấp nhận đề nghị chưa thông qua Luật Đất đai (sửa đổi) trong kỳ họp lần này để có đủ điều kiện phù hợp Hiến pháp và có thêm thời gian nghiên cứu, xem xét kỹ lưỡng những quy định sẽ tác động đến đời sống của đa số người dân".

Danh sách các tổ chức, cá nhân đồng thuận gửi Bản kiến nghị (CƠ QUAN/ TỔ CHỨC Đại diện/Chức danh):

1 Viện Tư vấn phát triển (CODE) Ông Phạm Quang Tú - Phó Viện trưởng.

2 Trung tâm Phát triển Nông thôn miền Trung (CRD) Ông Hoàng Mạnh Quân – Giám đốc CÁC ĐƠN VỊ THUỘC LIÊN MINH ĐẤT ĐAI Đại diện/Chức danh

3 Trung tâm nghiên cứu & Phát triển Cộng đồng nông thôn (CCRD) Ông Phạm Văn Thành - Giám đốc

4 Trung tâm Dân số, Môi trường & Phát triển (PED) Ông Đỗ Đức Khôi - Giám đốc

5 Trung tâm tư vấn truyền thông và phát triển (CCDC) Ông Lê Đức Lưu - Giám đốc

6 Trung tâm ứng dụng công nghệ phát triển cộng đồng asiaplant (Asiaplant) Ông Bùi Khắc Vư - Giám đốc

7 Trung tâm Tư vấn và hỗ trợ dự án phát triển nông thôn (RDP). Bà Vũ Thị Ngọc Lan - Giám đốc

8 Trung tâm hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC). Bà Nguyễn Ngọc Lan - Phó Giám đốc.

9 Trung tâm Nghiên cứu kiến thức bản địa & Phát triển (CIRD). Ông Ngô Văn Hồng - Giám đốc

10 Phòng Thương mại & Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Bà Đặng Phương Hoa.

11 Hội nghề cá Việt Nam (VINAFISH) Ông Võ Văn Trác - Phó Chủ tịch thường trực.

12 Trung tâm Nghiên cứu Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững Ông Nguyễn Mộng Cường - Giám đốc

13 Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Phát triển nông thôn (RECERD) Ông Tạ Long - Giám đốc

14 Trung tâm nghiên cứu chính sách và pháp luật phát triển bền vững (LPSD) Ông Đặng Đình Bách - Giám đốc

15 Trung tâm Phát triển Cộng đồng bền vững (SCODE) Bà Ngô Thị Lan Phương - Giám đốc

16 Trung tâm hỗ trợ các Chương trình phát triển (CSDP) Ông Lê Quốc Hùng - Giám đốc.

17 Trung tâm hỗ trợ Năng lực và Hợp tác cộng đồng (ACEP) Ông Đào Trần Phương - Giám đốc.

18 Trung tâm Tư vấn Quản lý & Đào tạo - Viện Quản lý Kinh tế TW. Ông Chu Tiến Quang - Giám đốc


Nguồn: danviet.vn

Link: http://danviet.vn/142848p1c24/18-to-chuc-kien-nghi-chua-thong-qua-du-thao-luat-dat-dai-sua-doi.htm

Gặp lại "hùm xám" đường 4

 (Kienthuc.net.vn) - "Con hùm xám" trên đường số 4 là biệt danh mà quân Pháp đặt cho ông Đặng Văn Việt, Chỉ huy trưởng các trận đánh trên đường số 4 (thuộc 3 tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn) trước năm 1950. 

 Anh hùng từ thời niên thiếu 

Tiếp chúng tôi tại căn phòng nhỏ (khu tập thể Bộ Xây dựng, ngõ Hòa Bình 7, đường Minh Khai, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội), lần đầu gặp ông ít ai biết được năm nay ông đã bước sang tuổi 97. Tự tay ông pha cho tôi cốc cà phê, ông bảo, ông cao số lắm, chết hụt nhiều lần, chỉ có "trời" mới có thể bảo vệ tính mạng của ông.

Đã sống trên đời gần 1 thế kỷ, nhưng sức khỏe và trí tuệ của ông vẫn còn rất minh mẫn. Ông vẫn nhớ như in những kỷ niệm đã diễn ra cách đây vài chục năm về trước. Ông sinh ra và lớn lên ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An trong một gia đình có truyền thống nho giáo. Ngày nhỏ ông Việt được bố đưa vào học tại trường Quốc học Huế. Ông đã sớm giác ngộ lý tưởng cộng sản, tham gia nhiều các hoạt động đấu tranh, biểu tình chống sự đô hộ của thực dân Pháp.

Để phản đối tư tưởng cầu hòa của nhà Nguyễn, khiến nhân dân trong cảnh lầm than, cơ cực, năm 1942, ông Việt đã tổ chức các nhóm học sinh đi diễu hành. Trước cổng Ngọ Môn nội thành Huế, chàng thanh niên Đặng Văn Việt đã trèo lên cột cờ, hạ lá cờ triều đình nhà Nguyễn xuống, treo lá cờ đỏ sao vàng của Việt Minh lên cao trước sự bất ngờ của vua quan nhà Nguyễn. Ông Việt chưa kịp xuống thì mấy chục tên lính giương mũi súng hướng về phía mình, họ chỉ chờ lệnh của vua Bảo Đại để bóp cò. Vua Bảo Đại hô vang: "Đừng bắn, đừng bắn, các anh bắn nó thì tôi cũng chết". Hành động đó của vua Bảo Đại, đến bây giờ ông Việt vẫn còn cảm thấy bất ngờ. Ông chỉ giải thích được rằng, khi đó vua Bảo Đại rất sợ Việt Minh, sợ sau khi giết ông Việt sẽ tạo làn sóng đấu tranh biểu tình khủng khiếp hơn.

Sách do ông viết đạt nhiều giải thưởng cao quý.

 "Con hùm xám" trên đường số 4 

Trong sử sách viết về chiến dịch Biên Giới năm 1950 nói rất nhiều chiến công của quân và dân ta. Nhưng khi tôi được gặp ông Đặng Văn Việt mới biết ông là người chỉ huy nhiều trận đánh trong chiến dịch này. Trước năm 1950, con đường số 4, chạy dọc các tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn bị quân Pháp độc chiếm, bọn chúng xây dựng các khu quân sự kiên cố, với ý đồ nghiền nát ý chí của quân ta và cắt đứt sự chi viện của quân ta. Ông Việt kể: "Để hướng tới chiến dịch biên giới Thu Đông năm 1950, quân ta chủ động mở chiến dịch Đông Khê 1, Đông Khê 2 do tôi làm chỉ huy. Dựa vào địa hình hiểm trở, tôi cùng với các tiểu đội xung kích, bắn phá vào các khu căn cứ quân sự kiên cố của kẻ thù. Do được tập luyện kỹ càng, chiến lược đánh úp rất nhanh chóng, khiến quân địch không kịp trở tay. Nhiều pháo đài của địch đã bị quân ta san phẳng".

Sau này theo thống kê của chỉ huy Pháp, năm 1948, ông Việt chỉ huy tất cả 80 trận đánh lớn nhỏ trên đường số 4 và đều giành được thắng lợi. Quân đội Pháp đã phải họp bàn, điều cả những tướng lĩnh tài ba nhất để tổ chức càn quét lại quân ta. Bọn chúng giăng ra rất nhiều bẫy để bắt "con hùm xám". Chừng nào chưa bắt được "Con hùm xám Đặng Văn Việt" thì bọn chúng còn bị tổn thất nhiều. Nhưng rồi kế hoạch đó thất bại trước sự mưu trí, dũng cảm của ông Việt.

"Nhiều người hỏi tôi rằng, tôi chưa từng được đào tạo qua bất kỳ trường lớp nào về quân đội, nhưng lại có mưu lược tài tình, đánh đâu thắng đó. Tôi cười bảo, dòng máu cách mạng, chiến đấu vì dân tộc luôn chảy trong cơ thể tôi. Vì thế, khi tôi được giao nhiệm vụ chỉ huy lực lượng tiêu diệt quân địch, tôi phải nỗ lực, dù phải hy sinh tính mạng của bản thân. Đó là chiến thắng của toàn thể nhân dân chứ không riêng gì cá nhân tôi", ông Việt cho biết.

Ông Việt bảo, trong chiến tranh, giữa sự sống và cái chết nó mong manh lắm. Tính tổng cộng ông có hơn 30 lần chết hụt, những mảnh đạn, vết thương vẫn còn hằn trên cơ thể của ông. Trong những giây phút lâm nguy, chỉ có may mắn mới giúp ông thoát khỏi lưỡi hái của tử thần.

Ông Việt ôn lại kỷ niệm xưa.

 Tướng lĩnh Pháp xem ông như sếp 

Du khách Pháp sang Việt Nam du lịch có hai danh tướng mà họ muốn gặp nhất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ông Đặng Văn Việt. Hầu như tháng nào ông cũng đón tiếp các đoàn khách từ Pháp đến hỏi thăm sức khỏe. Họ nói rằng qua sách vở, họ biết ông là một vị tướng tài ba, giành được nhiều chiến công trong chiến tranh. Họ rất muốn được gặp ông, nói chuyện, hỏi thăm tình hình sức khỏe. Người Pháp rất thích những cuốn hồi ký của ông viết về cuộc chiến đấu của quân dân Việt Nam với quân đội Pháp.

Ước mơ một lần sang Thủ đô Paris (Pháp) hoa lệ của ông Việt được thực hiện vào năm 2005, khi đó có một người bạn mời ông sang chơi. "Dù tôi sang đó hoàn toàn bí mật, nhưng không hiểu sao những tướng lính quân đội Pháp trước đây biết tôi sang. Họ tổ chức tiệc chào mừng tôi có mặt ở Pháp. Khi gặp tôi họ tay bắt mặt mừng, quý mến trân trọng như những người bạn thân. Đặc biệt trong lời nói, hành động họ coi tôi như sếp của mình", ông Việt nhớ lại.

Ảnh tư liệu ông Việt (đứng thứ 6 từ trái sang) thăm lại chiến trường xưa
cùng các tướng lĩnh Pháp.

Đặc biệt, Đại tướng Bigeard, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Pháp, đã viết thư tay để gửi tới ông Việt trong những ngày ông sang thăm Pháp. Bức thư có đoạn: "Tôi được tin anh qua Pháp, vì tuổi cao sức yếu tôi không qua thăm anh được. Tôi rất ngưỡng mộ đất nước và con người Việt Nam và đã đặt trái tim trên đất nước Việt Nam. Khi nào tôi qua đời, tôi muốn con cháu mang một phần tro cốt của mình sang Điện Biên Phủ để được nằm cạnh các chiến sĩ của tôi".

Lần đó, ông Việt gặp rất nhiều người con của các vị tướng, từng là kẻ thù của ông trong chiến tranh. Họ biết ông qua lời kể của cha mình. Vì thế, khi gặp ông họ rất ngưỡng mộ, tiếp đón ông như một vị tướng của nước họ. Điều đó khiến ông Việt rất xúc động.

Năm nay ông Việt đã bước sang Tuổi 97, nhưng hằng ngày ông vẫn viết sách. 50 năm qua ông vẫn ở trong căn phòng 15m2 khu tập thể Bộ Xây dựng. Ông bảo, hơn nửa đời ông làm binh nghiệp, rồi tham gia xây dựng kinh tế phát triển đất nước, chưa bao giờ đòi hỏi bất kể quyền lợi gì cho mình. Lãnh đạo cơ quan cho gì thì ông xin nhận như thế. Dù nhiều người cùng thời như ông, giờ họ sống trong nhà cao cửa rộng. "Lương hằng tháng, tôi dành phần lớn để in sách. Nhưng số tiền đó quá ít ỏi, chỉ in được số lượng nhỏ. Ước muốn lớn nhất của tôi bây giờ, có một đơn vị nào đó đứng ra đảm nhận việc in ấn những cuốn sách do tôi viết, để thế hệ sau biết đến lịch sử hào hùng của dân tộc".


Sau khi ông Đặng Văn Việt chỉ huy giành thắng lợi trên con đường số 4, ông được đơn vị cử đi học tại trường Đại học Xây dựng, sau này ông được phân công làm Cục trưởng Cục Xây dựng (trực thuộc Bộ Xây dựng). Giờ niềm vui của ông là viết sách. Ông đã viết được 15 cuốn sách và được Hội Văn học Nghệ thuật Việt Nam trao tặng nhiều giải thưởng cao quý.

 TIN BÀI LIÊN QUAN 


Nguồn: kienthuc.net.vn

Link: http://kienthuc.net.vn/doc-duong/201306/Gap-lai-hum-xam-duong-4-910430/

Chương trình hành động “Vì an toàn trẻ em trên sông nước” giai đoạn 2013 – 2015

 Tối 14/6, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, Bộ Công an, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung ương Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh đã phối hợp phát động chương trình hành động “Vì an toàn trẻ em trên sông nước”. 

Chương trình nhằm nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân, cộng đồng và toàn xã hội chung tay xây dựng một môi trường đường thủy an toàn; nâng cao hiệu quả công tác phối hợp của các ngành, các cấp và toàn dân tham gia phòng, chống tai nạn đuối nước trẻ em.

Chương trình được triển khai với 4 nội dung chính gồm khảo sát, điều tra nghiên cứu, đánh giá thực trạng tình hình trẻ em sinh sống trên và ven các tuyến đường thủy, trẻ em tham gia giao thông đường thủy (GTĐT), để xác định yêu cầu của công tác bảo đảm trật tự an toàn GTĐT với phòng, chống đuối nước trẻ em ở từng địa bàn; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về GTĐT và phòng, chống đuối nước trẻ em; phối hợp chặt chẽ giữa gia đình, nhà trường, xã hội xây dựng và thực hiện các tiêu chí về điều kiện an toàn cho trẻ em…

Tiểu phẩm tái hiện vụ đắm đò ở Chôm Lôm, Nghệ An ngày 7/10/2006 làm 19 em học sinh thiệt mạng.

Chương trình hành động được thực hiện trong 3 năm, bắt đầu từ năm 2013 đến năm 2015.

Tại lễ phát động, những hình ảnh về các vụ đuối nước, tai nạn đường thủy thương tâm, như hồi chuông cảnh tỉnh mỗi người, mỗi gia đình hãy quan tâm hơn đến an toàn của trẻ em trên sông nước…


Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/6/201585.cand

Friday, June 14, 2013

Kinh hoàng lũ nhân tạo

 Đến giờ phút này, chính quyền tỉnh Gia Lai, người dân vùng sau đập thủy điện Ia Krêl 2 (huyện Đức Cơ) đã thở phào nhẹ nhõm khi sự cố vỡ đập (rạng sáng 12.6) đã không cướp đi tính mạng của người dân nào. 

Bộ đội biên phòng lao mình cứu người dân mắc kẹt trên cây. Ảnh: L.Đ.Dũng

Đến giờ phút này, chính quyền tỉnh Gia Lai, người dân vùng sau đập thủy điện Ia Krêl 2 (huyện Đức Cơ) đã thở phào nhẹ nhõm khi sự cố vỡ đập (rạng sáng 12.6) đã không cướp đi tính mạng của người dân nào.

 Cột mình vào đọt cây tránh lũ 

5h sáng ngày 12.6, một ngày bình thường của nông dân Puih Ơnh (SN 1965, làng Ó, xã Ia Dom, Đức Cơ) trên đám rẫy cạnh suối Đôi bên quốc lộ 14C. Mắt đang nhá nhem, bất chợt Puih Ơnh thấy một dòng nước đục ngầu cuồn cuộn lao về ngôi nhà chòi canh rẫy của mình. Nước từng cột cao tới 7m trờ tới, cuốn theo rất nhiều thân gỗ đập phăng mọi thứ. Trong chòi, vợ con ông vẫn đang giấc ngủ say. Puih Ơnh la thất thanh: “Vợ ơi, con ơi, dậy đi, chạy đi, lũ, lũ!”.

Nhưng không kịp, nước lũ đã quấn hết cả ngôi nhà. Puih Ơnh leo lên một cây to cạnh chỗ đứng. Trong lúc hoảng loạn, người đầu tiên Puih Ơnh kịp nhớ đến là bộ đội Quang ở Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh. Sẵn trong người có chiếc điện thoại, Puih Ơnh gọi ngay cho anh Quang: “Quang ơi vào rẫy mì cứu mình với, mình bị lũ cuốn rồi”. Bên kia điện thoại, thượng úy Quang hốt hoảng: “Ừ, chờ mình tí, mình đang vào”.

Từ đồn biên phòng vào rẫy Puih Ơnh khoảng 5km, trong lúc chờ bộ đội vào, Puih Ơnh nghĩ mình sẽ chết vì thấy nước ngày càng dâng cao nên xé áo cột mình vào ngọn cây để khỏi trôi xác qua bên kia biên giới. Trong căn chòi cạnh đó, nước ngày càng ngập cao lên nóc, vợ con Puih Ơnh la hét thất thanh mà ông không thể làm gì được.

Phía trên kia, cách khoảng 10km, đập thủy điện Ia Krêl 2 bị vỡ toác, nước trào xuống xối xả. Cả một vùng thung lũng xã Ia Dom ngập chìm trong lũ dữ. Nước đi tới đâu, đánh bạt cây cối hoa màu tới đó. Người dân cả một vùng tán loạn chạy lên đồi cao mà không kịp mang theo vật dụng, gia súc gì.

Tại khu vực suối Đôi, chị Huỳnh Thị Lan (ở Bình Định) và chị Đào Thị Thủy cùng nhiều người khác đang hí hoáy làm cỏ thuê trong rẫy mì cho ông chủ. Thấy nước lũ tràn tới, những người khác nhanh chân chạy lên đồi cao. Chị Lan và chị Thủy chạy không kịp phải liều bám leo lên bụi tre cạnh đó.

Trong các lán trại của các đội sản xuất 20, 21 của Cty TNHH MTV 72 (Binh đoàn 15), công nhân đang chuẩn bị bữa sáng cho lần đi trút mủ caosu mới. Nước về, công nhân vứt xô chạy dáo dác. Nhiều người không chạy kịp, phải leo tít lên ngọn caosu.

Xuôi về phía cầu Treo nằm trên đường tuần tra biên giới của bộ đội biên phòng, hàng chục người dân cũng đang chuẩn bị đồ đạc đi làm mì. Nước tràn vào rẫy, ai nấy cũng hốt hoảng bỏ chạy lên cầu, lên đồi. Người không nhanh chân thì bám được cây nào leo lên cây đó.

Tại Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, các chiến sĩ đang trở dậy tập thể dục vào buổi sáng. Sau khi thượng úy Nguyễn Văn Quang (Chính trị viên phó đồn biên phòng) nhận được điện thoại khẩn từ ông Puih Ơnh, anh nghĩ: “Sao trời không mưa mà lại có lũ?”. Nhưng nghe người dân kêu cứu thất thanh như vậy, anh Quang không chút chần chừ và hội ý chớp nhoáng với lãnh đạo chỉ huy đơn vị.

Sau đó, anh Quang dẫn một tổ gồm năm người đi vào khu vực rẫy mì của anh Ơnh. Nước đổ cuồn cuộn, anh Quang lập tức gọi điện báo cáo về Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh về tình hình lũ quét, đồng thời nhận định sự cố là do đập thủy điện phía trên đó bị vỡ. Lập tức, Đồn biên phòng cửa khẩu nhận được lệnh tăng cường người chia theo nhiều hướng để cứu dân. Đại tá Trần Văn Biên - Phó Chỉ huy trưởng BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh - chỉ đạo bằng mọi cách các anh phải cứu được người dân.

Bộ đội nhanh chóng trang bị áo phao bơi vào dòng lũ dữ. Tại đồn chỉ huy, bộ đội biên phòng tiếp tục điều một máy cẩu vào cầu Đôi để mang canô đi cứu dân. Nước dâng bất ngờ, chiếc máy cẩu bị nhấn chìm tại chỗ. Lái xe phải phá cửa nhanh chóng leo lên cây mới thoát nạn. Những người lính vì vậy phải tự bơi vào dòng lũ, phát hiện nơi nào có người leo trên ngọn cây hay ở trên đỉnh đồi, họ dùng dây níu tay nhau bơi sang.

Trên ngọn cây, Puih Ơnh chỉ tay về phía chòi kêu thất thanh: “Bộ đội ơi, mày cứu vợ con tao với, tao chết cũng được”. Bộ đội biên phòng nhanh chóng bơi vào nhà chòi cứu 4 người là vợ con Puih Ơnh đang ngấp nghé trên nóc nhà. Puih Ơnh cũng xé dây cột, leo xuống với bộ đội, trên cây còn để quên chiếc điện thoại.

Những tốp bộ đội khác tiếp tục tiến sâu vào vùng lũ dữ. Trên đọt tre cạnh đồi 20, 2 người phụ nữ làm thuê vẫn vắt vẻo bám níu cành cây bị giội vì nước xiết. Sau một hồi vật lộn với nước lũ, bộ đội đã tiếp cận được hai chị và dùng dây kéo vào bờ cao. Trên những đồi cạnh đó, nước đã xấp xỉ đỉnh, hàng chục người dân lâm vào phút định mệnh. Một chiến sĩ cho biết, chỉ chậm 5 phút nữa thôi thì đỉnh đồi 20 bị nhấn chìm hết.

“Quả bom” nước Ia Krêl 2 suýt gây nên thảm họa kinh hoàng. Ảnh: L.Đ.Dũng

Suốt từ cả một buổi sáng đến qua trưa, bộ đội biên phòng đã nỗ lực cứu được 30 người dân trong tâm lũ sơ tán an toàn. Khoảng 10 người trên các ngọn cây cũng đã được giải cứu. Phía chính quyền cũng đã có thông báo khẩn đến hàng trăm người di tản an toàn.

 Máu pha trong nước lũ 

Thượng úy Nguyễn Văn Quang kể lại: “Tình hình quá nguy cấp khi có lũ quét bất ngờ, chúng tôi phải hành quân cứu nạn từ 5 giờ sáng đến gần trưa ngày 12”. Trong lũ xiết, những người lính đã xả thân bất chấp nguy hiểm khiến không ít người phải rơi nước mắt. Trong lúc lao vào cứu gia đình Puih Ơnh, lũ gỗ cuốn ào ào đã đập liên tục vào người khiến anh Quang suýt nhiều lần bị đuối. Nhờ sự trợ lực của đồng đội, cả gia đình nạn nhân cũng đã được anh Quang cứu sống.

Những người khác, dù đói lả vì phải ngâm mình trong nước xiết vẫn cố gắng đi hết cả một vùng để tìm hết những người đang bị nạn. “Giữa cái sống và cái chết của người dân, ý nghĩ duy nhất của chúng tôi là cứu họ mà quên đi nguy hiểm. Sau khi cứu được toàn bộ họ, chúng tôi mới thở phào nhẹ nhõm dù có bị thương trên cơ thể” - anh Quang chia sẻ.

Chị Huỳnh Thị Lan vẫn chưa hết bàng hoàng sau cú chết hụt. Chị nhớ lại trong nước mắt: “Lúc đó chúng tôi đang ở bên bờ suối cách lán khoảng 100m. Nước dâng bất ngờ quá không chạy kịp. Cái chết cận kề nên cả bụi tre mà chúng tôi cũng phải leo lên khi nước đã ngập đến cổ. Đến lúc tưởng như bị cuốn trôi thì bộ đội tới. Chúng tôi như được sống lại một lần nữa. Cảm ơn bộ đội lắm”. Nghe tin dữ, cả làng quê của chị Lan, chị Thủy náo loạn cả lên. Bây giờ hai chị đều tay trắng.

Ông Mai Hưng Nguyên (trú làng Bi, xã Ia Dom) - chủ vườn mì - kể lại: “Sáng hôm đó tôi nhờ 5 người phụ nữ lên làm cỏ rẫy. Nghe tin lũ về tôi lo lắm, không biết tính mạng mấy chị ra sao. May mà bộ đội đã cứu được họ tôi mới hết lo lắng”. Sau trận lũ, ông Nguyên bị thiệt hại 12ha mì mới trồng được hơn 1 tháng, tất cả bị san bằng, ước tính thiệt hại khoảng trên 100 triệu, nếu tính khi thu hoạch thì thiệt hại gần 450 triệu đồng.

Tại Đồn biên phòng Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh sau cơn lũ kinh hoàng, rất đông người dân đã tập trung đông đủ để cảm ơn những người đã cứu mạng mình. Puih Ơnh không hết xúc động: “Tôi rất cảm ơn bộ đội đã cứu được cả gia đình tôi, tôi rất muốn được kết nghĩa với bộ đội”. Những nụ cười còn run, những ánh mắt ngân ngấn lệ, tình quân dân lại một lần nữa thêm thắm thiết sau những phút giây kinh hoàng giữa sự sống và cái chết trên vùng biên này.

Gia đình Puih Ơnh và thượng úy Nguyễn Văn Quang (giữa). Ảnh: L.Đ.Dũng

Ông Phạm Thế Dũng - Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai, người đã có mặt trực tiếp chỉ đạo cứu hộ tại hiện trường vụ vỡ đập - đánh giá rất cao về tinh thần và trách nhiệm của bộ đội biên phòng. “Do chủ động ứng cứu trực tiếp nên cán bộ, chiến sĩ đồn biên phòng đã hoàn thành nhiệm vụ, không để xảy ra thương vong đáng tiếc nào, đây là một điều rất đáng biểu dương”.


Ông Huỳnh Ngọc Tục - Giám đốc Sở Công Thương Gia Lai - cho biết: “Đập thủy điện bị vỡ khi chủ đầu tư tự động tích nước mà không có báo cáo lên sở. Trong khi đó, sở vẫn chưa nghiệm thu công trình. Khi xảy ra sự cố, chủ đầu tư mới nói là đang tích nước thử”. Như vậy, sau hàng loạt sai phạm mà Lao Động đã nêu ra về dự án này, lại thêm bằng chứng cho thấy chủ đầu tư công trình này làm ẩu và vượt mặt cơ quan chức năng.

Sau sự cố vỡ đập Ia Krêl 2, UBND tỉnh Gia Lai đã có công điện khẩn về việc kiểm tra, đánh giá chất lượng xây dựng các công trình thủy điện, thủy lợi trên địa bàn tỉnh và triển khai cấp bách các biện pháp đảm bảo an toàn đập, phòng, chống lũ lụt cho vùng hạ du đập. Trong đó, ngoài việc kiểm tra, khắc phục, sửa chữa các đập có sự cố để đảm bảo an toàn thì Sở Công Thương còn phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng công trình thủy điện, thủy lợi, hệ thống kênh mương để vượt lũ...

Thống kê từ Sở Công Thương Gia Lai cho biết, hiện toàn tỉnh này có 74 thủy điện vừa và nhỏ nằm trong quy hoạch, trong đó có 34 thủy điện đang vận hành và 8 dự án đang thi công. Năm 2013, UBND tỉnh Gia Lai cũng đã loại khỏi quy hoạch 19 thủy điện không đảm bảo yêu cầu và lợi ích kinh tế không cao.


Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/xa-hoi/kinh-hoang-lu-nhan-tao/121692.bld