Friday, May 31, 2013

Tàu Trung Quốc bắt tàu ngư dân Việt Nam

 Ngày 28/5, Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng cho biết tàu cá QB 93768 đã bị tàu Trung Quốc bắt giữ 4 tiếng đồng hồ. Vụ việc xảy ra một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam trao công hàm phản đối cho Đại sứ quán Trung Quốc và yêu cầu bồi thường cho hành động đâm hỏng tàu cá của ngư dân Việt Nam. 

Vào lúc 6 giờ 6 phút ngày 28/5, thuyền trưởng kiêm chủ tàu là Lê Văn Kiến (29 tuổi, trú thôn Tân Mỹ, xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, Quảng Bình) báo tin với Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng về việc bị tàu Trung Quốc số hiệu 788 bắt, áp tải về phía Trung Quốc.

Thời điểm đó tàu QB 93768, với 9 ngư dân, đang ở vị trí 16,57 độ vĩ bắc, 109,46 độ kinh đông.Theo Đài thông tin duyên hải Đà Nẵng, vị trí này cách Đà Nẵng khoảng 120 hải lý (hơn 200 km), nằm giữa Đà Nẵng và Hoàng Sa. Đến 9 giờ 50 phút cùng ngày, thuyền trưởng Kiến báo tin tàu Trung Quốc số hiệu 788 đã thả tàu cá ra và tàu đang chạy vào bờ.


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: songmoi.vn

Link: http://songmoi.vn/xa-hoi-thoi-su/tau-trung-quoc-bat-tau-ngu-dan-viet-nam

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải tiếp Chủ tịch Ủy Ban TW Mặt trận Lào Xây dựng đất nước

 (VOH) - Tối 28/5, đồng chí Lê Thanh Hải, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy đã tiếp Tiến sĩ Phăn-đuông-chít Vông-xả, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Lào Xây dựng đất nước. 

Tại buổi tiếp, Đồng chí Phăn-đuông-chít Vông-xả đánh giá cao vai trò của TPHCM trong sự phát triển của Lào. Ông Phăn-đuông-chít Vông-xả mong muốn chuyến thăm lần này sẽ góp phần tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác giữa TPHCM và các địa phương của Lào.

Bí thư Thành ủy Lê Thanh Hải khẳng định, TPHCM không ngừng nỗ lực, tăng cường hợp tác với các địa phương của Lào, đặc biệt là với 2 địa phương kết nghĩa là Viêng Chăn và Chămpasắc, qua đó, góp phần thúc đẩy tình hữu nghị anh em đặc biệt Việt - Lào lên tầm cao mới./.


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: voh.com.vn

Link: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=59213

Hà Nội chưa vội tổ chức hội thảo Đàn Xã Tắc

 Chiều 28/5, ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, "Hà Nội chưa tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các nhà khoa học về Đàn Xã Tắc. Cụ thể về thời gian, địa điểm là do UBND thành phố quyết định". 

 ( ĐVO ) - Chiều 28/5, ông Phan Đăng Long - Phó ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho biết, "Hà Nội chưa tổ chức hội thảo để lấy ý kiến các nhà khoa học về Đàn Xã Tắc. Cụ thể về thời gian, địa điểm là do UBND thành phố quyết định". 

  

Xung quanh những tranh cãi của các nhà khoa học về dự án Đàn Xã Tắc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị đã có công văn trả lời Hội khoa học lịch sử Việt Nam. Theo đó, Bí thư thành ủy chỉ đạo thành phố sẽ tổ chức hội thảo lấy ý kiến của các tổ chức, hiệp hội, chuyên gia trên nhiều lĩnh vực, trong đó có Hội Khoa học lịch sử. Sau khi có đủ luận cứ khoa học và thực tiễn, thành phố sẽ phê duyệt phương án xây dựng theo đúng quy định hiện hành.

Phối cảnh cầu vượt qua Đàn Xã Tắc. Ảnh: VNE.

Tuy nhiên, sau nhiều ngày hứa hẹn, tới nay Hà Nội vẫn chưa thể đứng ra tổ chức một hội thảo để lấy ý kiến của đầy đủ các nhà khoa học có chuyên môn. Trong khi đó, ông Dương Trung Quốc - Phó chủ tịch Hội khoa học lịch sử Việt Nam cho biết, hội vẫn đang chờ đợi lời mời từ phía thành phố Hà Nội.

"Hà Nội có tổ chức hội thảo không? Có mời các nhà khoa học không? Có cần ý kiến của chúng tôi không?, hàng loạt câu hỏi được ông Quốc đặt ra.

Ông Quốc cho rằng, "Hội sử học là cơ quan có tiếng nói trực tiếp với Chính phủ nhưng cho tới thời điểm này cũng không được hỏi ý kiến. Như vậy là sự thiếu tôn trọng đối với các nhà khoa học.

Tôi khẳng định lại, cho tới giờ phút này cơ sở chuẩn bị cho dự án là chưa hoàn thiện. Kể cả văn bản của Bộ VHTT&DL, chúng tôi sẽ giám sát việc này. Kể cả khi khởi công dự án chúng tôi cũng sẽ giám sát, chúng tôi cũng sẽ yêu cầu các cơ quan có chức năng giám sát", ông Quốc nói.

Trước đó, chỉ đạo tại cuộc họp báo thường kỳ tháng 4 của Chính phủ tổ chức chiều 26/4, người phát ngôn của Chính phủ Vũ Đức Đam khẳng định: ‘Việc xây dựng cầu vượt qua Đàn Xã Tắc, tinh thần của Chính phủ là tiếp tục thông qua các phương thức khác nhau để lắng nghe ý kiến của các nhà khoa học có chuyên môn về lịch sử, văn hóa, giao thông, đô thị… để có một giải pháp hài hòa, không coi trọng mặt nào hơn mặt nào’.

Theo ông Vũ Đức Đam: ‘Hà Nội với trách nhiệm của mình sẽ trả lời là có vi phạm hay không, nếu báo chí và công luận cho rằng có vi phạm thì các cơ quan chức năng sẽ có ý kiến chính thức’.

Trong khi đó, trả lời báo chí ông Nguyễn Sĩ Bảo - Giám đốc BQL dự án trọng điểm Hà Nội cũng thừa nhận "dự án cầu vượt có ảnh hưởng đến Đàn Xã Tắc".

 Nguyễn Vũ 


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: baodatviet.vn

Link: http://baodatviet.vn/van-hoa/goc-nhin-van-hoa/201305/Ha-Noi-chua-voi-to-chuc-hoi-thao-dan-Xa-Tac-2347846/

Thư cảm ơn

 ANTĐ - Kính gửi: Ông Giám đốc CATP Hà Nội 

Chúng tôi, những người dân xã Văn Hoàng, huyện Phú Xuyên, TP Hà Nội có lời cảm ơn các cấp lãnh đạo nội dung việc như sau:

Ngày 11-5, chúng tôi gồm 46 người dân xã Văn Hoàng đã làm hồ sơ xin cấp CMND, song đều là những người trường hợp làm sai tên đệm, ngày tháng năm sinh, quá tuổi chưa làm CMND bao giờ. Tiếp đơn, chỉ huy Đội QLHC CAH Phú Xuyên đã chỉ đạo đồng chí Dương, đồng chí Báu trực tiếp xuống tận cơ sở gặp công an giải quyết vướng mắc, tạo điều kiện thuận lợi cho chúng tôi không phải đến công an huyện vì đường sá xa xôi.

Chúng tôi thấy việc làm trên thật đáng khen ngợi, Đảng, Nhà nước, ngành công an đã đào tạo rèn luyện những người công an xứng đáng với tên gọi Công an nhân dân vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Chúng tôi mong rằng các đồng chí lãnh đạo tiếp tục quan tâm nhân rộng những việc làm đầy ý nghĩa trên, để nhân dân càng tin tưởng vào công tác cải cách hành chính, giảm phiền hà cho nhân dân, như đội Cảnh sát QLHC về TTXH CAH Phú Xuyên đã làm trong thời gian vừa qua.

Một lần nữa, chúng tôi những người công dân xã Văn Hoàng xin cảm ơn các cấp lãnh đạo, cán bộ chiến sỹ đội Cảnh sát QLHC CAH Phú Xuyên.


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: www.anninhthudo.vn

Link: http://www.anninhthudo.vn/ban-doc/thu-cam-on/501061.antd

Thực phẩm bẩn bủa vây người Hà Nội, Sở Y tế nói gì?

 (VTC News) - Ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội khuyến cáo gì trước thực trạng thực phẩm bẩn bủa vây người Hà Nội? 

  
Từng được xem là những đặc sản của Hà Nội trong mắt bạn bè quốc tế, thế nhưng, gần đây nhiều người rùng mình khi chứng kiến cảnh chế biến những đặc sản như phở, bún chả… “siêu bẩn” ngay giữa thủ đô.
Tại Hội nghị giao ban báo chí thường kỳ do ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội tổ chức chiều nay (28/5), ông Hoàng Đức Hạnh – Phó Giám đốc Sở y tế thành phố Hà Nội đã có đôi lời trần tình về thực trạng này.

 Ngày 28/5, Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, trước thông tin "hàng ngàn người Hà Nội ăn phở bẩn mỗi sáng” tại nhà số 10 ngõ 2 đê Tô Hoàng, phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Cục An toàn thực phẩm đã chỉ đạo các cơ quan chức năng thành phố Hà Nội tiến hành kiểm tra. 

Trả lời việc có hay không vụ nước phở “bẩn” ở Hà Nội, ông Hạnh cho biết ngay sau khi có dư luận về vấn đề này, Sở Y tế Hà Nội đã thành lập đoàn kiểm tra, tiến hành kiểm tra tại chỗ lò chế nước phở tại nhà số 10, ngõ 2, đê Tô Hoàng (phường Cầu Dền, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, do bà Bùi Thị Oanh làm chủ, là địa chỉ bị phản ánh).
Tại đây đoàn kiểm tra đã ghi nhận tại thời điểm kiểm tra, gia đình bà Oanh không kinh doanh nước phở. Tuy nhiên, đoàn vẫn lập biên bản để gia đình cam kết sẽ kinh doanh thực phẩm đúng quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm.
Ông Hạnh cho biết thêm, mỗi loại thức phẩm đã được giao cho từng Sở chịu trách nhiệm quản lý. Ví dụ Sở công thương chịu trách nhiệm quản lý các loại nước có ga, nước giải khát, bánh kẹo, hàng giả… trong khi Sở nông nghiệp quản lý về các loại thịt, trứng… Hay Sở Y tế chịu trách nhiệm về nước đóng chai, đóng bình…
 Tôi muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng rằng hãy tự bảo vệ mình. 
Ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội
“Công tác an toàn thực phẩm được làm liên tục. Tuy nhiên, để làm tốt công tác này không phải chuyện ngày một ngày hai. Chúng ta đã cố gắng cải thiện rất nhiều, nhưng thực chất, để được như ý muốn thì khó.
Đến bao giờ chúng ta mới có một bữa ăn an toàn là câu hỏi cần sự trả lời từ nhiều cơ quan trong đó có cơ quan quản lý, người trực tiếp sản xuất và đặc biệt người tiêu dùng.
Nếu các bà nội trợ khi mua thực phẩm có sự chọn lựa kĩ càng thì gia đình họ sẽ có được một bữa ăn ngon, an toàn, còn nếu vội vàng, không có sự lựa chọn thì sẽ gặp các vấn đề này khác”, ông Hạnh nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Phan Đăng Long - Phó trưởng Ban tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho hay: “Thông qua các cơ quan báo chí, tôi muốn nhắn nhủ tới người tiêu dùng rằng hãy tự bảo vệ mình. Nói như vậy không có nghĩa các cơ quan có trách nhiệm phó thác cho dân mà có một sự thật là không chỉ ở lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm, ngay cả ở các lĩnh vực khác chúng ta vẫn làm chưa xuể, còn nhiều hạn chế.
Ở đâu cũng có một vài cá nhân vì nhiều động cơ khác nhau, vì ham lợi cá nhân nên tiếp tục vi phạm. Đương nhiên, tất cả sự cố gắng, nỗ lực của các cơ quan nhà nước dù cố gắng tới đâu cũng không thể nào làm được hết trách nhiệm nếu không có sự phối hợp của người dân”.
Liên quan tới vấn đề nước sạch, đặc biệt tại các bể bơi trong dịp hè này, ông Hạnh cho hay, vào mùa hè, các bể bơi hầu hết đều quá tải. Do vậy, Sở Y tế đã giao cho Trung tâm y tế dự phòng kiểm tra chất lượng nước ở các bể bơi trên địa bàn thành phố.
 
Minh Quân  


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: vtc.vn

Link: http://vtc.vn/321-389192/suc-khoe/thuc-pham-ban-bua-vay-nguoi-ha-noi-so-y-te-noi-gi.htm

Bắc Bộ có mưa to đến rất to

 Nhờ những đám mây dông mang mưa đến khu vực Bắc Bộ, một số nơi có mưa to đến rất to. Ngày hôm nay nắng nóng tại khu vực này sẽ chấm dứt, nhiệt độ cũng giảm 2 – 3 độ C và phổ biến 31 – 34 độ C. 

Thủ đô Hà Nội có mưa (Ảnh minh họa)

Vùng thấp nóng phía tây phát triển mạnh mẽ kết hợp với đới gió tây nam gây hiệu ứng phơn mạnh ngày hôm qua đã gây ra nắng nóng diện rộng cho khu vực Bắc Bộ với nền nhiệt độ phổ biến 35 – 37 độ C, một số nơi trên 38 độ C như: Hoài Đức (Hà Nội) 38,2 độ C, Hòa Bình 38,7 độ C… Các tỉnh bắc và trung Trung Bộ nắng nóng gay gắt với nền nhiệt 36 – 38 độ C, một số điểm trên 39 độ C như: Tương Dương (Nghệ An) 39,7 độ C, Con Cuông, Đô Lương (Nghệ An) 39,2 độ C, Đông Hà (Quảng Trị) 39,5 độ C… Đến chiều những đám mây đối lưu từ phía tây di chuyến sang và kết hợp với gió đông nam đưa ấm đến từ biển vào đã gây mưa nhiều nơi cho các tỉnh khu vực Bắc Bộ trong đó có thủ đô Hà Nội vào ban đêm. Do ảnh hưởng của mưa từ đêm qua nên hôm nay nhiệt độ toàn miền Bắc và thủ đô Hà Nội giảm 2 – 3 độ C và phổ biến 31 – 34 độ C, nắng nóng dịu đi.

Gió đông nam ẩm khi đến miền Trung rất yếu nên chỉ có tác dụng làm giảm nhiệt, hạ cường độ nóng cho khu vực bắc Trung Bộ mà không có khả năng gây mưa. Trong khi đó tại các huyện miền núi Nghệ An đang phải chịu đợt hạn hán gay gắt do nắng nóng và gió Lào mang lại đã nhiều ngày nay. Ngày hôm nay, dự báo nắng nóng tại bắc Trung Bộ tạm chấm dứt, trời mưa không đáng kể do vậy tình trạng hạn hán vẫn còn kéo dài. Với các khu vực khác của miền Trung nắng nóng diện rộng vẫn còn xảy ra với nền nhiệt dự báo đạt 35 – 37 độ C.

Khu vực Nam Bộ mưa về chiều và tối sẽ tăng hơn so với ngày hôm qua, cả về lượng mưa và diện mưa. Ban ngày trời có nắng gián đoạn nên nhiệt độ khu vực giảm xuống mức 32 – 34 độ C, nắng nóng chỉ còn trên diện hẹp và chưa có dấu hiệu mở rộng trở lại trong 1 – 2 ngày tới.

 Thời tiết một số thành phố lớn 

Thủ đô Hà Nội: Có lúc có mưa rào và dông. Nhiệt độ 32 – 34 độ C.

Thành phố Đà Nẵng: Ngày nắng nóng, đêm không mưa, chiều tối có thể có dông. Nhiệt độ 35 – 37 độ C.

Thành phố Hồ Chí Minh: Ngày nắng, chiều và tối có mưa rào và dông. Nhiệt độ 33 – 35 độ C.

Bản tin thời tiết đặc biệt: Dự báo, phân tích tình hình thời tiết, triều cường (miền Nam), cập nhật liên tục trong ngày, được cung cấp bởi chuyên gia có uy tín thuộc Trung tâm dự báo KTTV TW.

Chỉ có tạiTin thời tiết,Thời tiết 24h.Mời độc giả theo dõi hàng ngày.


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: www21.24h.com.vn

Link: http://www21.24h.com.vn/tin-tuc-trong-ngay/bac-bo-mua-to-den-rat-to-c46a546462.html

Trước ngày tuyên thệ

 TP - Tiền Phong gửi tới bạn đọc hình ảnh về những chiến sĩ mới ở Tiểu đoàn 158 đang thi đua rèn luyện trước ngày tuyên thệ.
Luyện tập võ thuật ở Trung đội 2, Đại đội 1. 

Luyện tập võ thuật ở Trung đội 2, Đại đội 1.

Dưới cái nắng gắt của những ngày hè oi bức, hàng trăm chiến sĩ mới ở Tiểu đoàn huấn luyện tân binh 158 thuộc Vùng 1 Hải quân vẫn miệt mài luyện rèn các khoa mục huấn luyện như điều lệnh đội ngũ, hành quân dã ngoại, kỹ thuật chiến đấu binh chủng…

Từ cán bộ chỉ huy đến mỗi chiến sĩ, tất cả đều quyết tâm chạy đua với thời gian để đạt chất lượng tốt nhất cho ngày tuyên thệ Chiến sĩ mới vào đầu tháng 6 tới.

Giờ học bắn súng AK ở tư thế quỳ của chiến sĩ Trung đội 1, Đại đội 1.

Thiếu tá Phạm Quang Vinh - Chính trị viên Tiểu đoàn 158 cho biết, với nhiệm vụ được Bộ Tư lệnh Vùng 1 Hải quân giao, đơn vị đang tập trung vào huấn luyện cho hơn 400 chiến sĩ mới, trong đó có 60 chiến sĩ của lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam.

Với đặc thù là đơn vị huấn luyện tân binh, quân số chủ yếu là đoàn viên thanh niên, nên bên cạnh nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác Đoàn và phong trào thanh niên rất được Tiểu đoàn chú trọng.

Từ đầu năm đến nay, đơn vị đã tổ chức giáo dục nhiệm vụ của Quân chủng, Vùng 1 Hải quân và Tiểu đoàn cho 850 lượt đoàn viên thanh niên, tổ chức nhiều buổi giao lưu văn hóa, văn nghệ, thể thao với tổ chức Đoàn địa phương.

Thiếu úy Nguyễn Văn Hà, Trung đội trưởng Trung đội 10, Đại đội 4 đang chỉnh sửa động tác điều lệnh đội ngũ cho chiến sĩ mới.

Đặc biệt, Đoàn cơ sở Tiểu đoàn đã thường xuyên bám sát các phong trào thi đua như “Giành 3 đỉnh cao Quyết thắng”, “Ra quân huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm”, “Thanh niên tiểu đoàn 158 phát huy truyền thống xung kích, sáng tạo, xây dựng tiểu đoàn, Vùng, Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo, thềm lục địa Tổ quốc”…

 NGUYỄN MINH  


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: www.tienphong.vn

Link: http://www.tienphong.vn/hanh-trang-nguoi-linh/629331/truoc-ngay-tuyen-the-tpp.html

Đường dây nóng tiếp tục...lạnh,ngư dân tự thuê tàu cứu nạn

 Đường dây nóng tiếp tục...lạnh! 



  

Chiều ngày 28/5, PV báo Đất Việt tìm cách liên hệ với Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II (có địa chỉ phường Thọ Quan, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng) theo số điện thoại 0511.392956 để tìm hiểu thông tin về tàu cá mang số hiệu QNg 95004, tuy nhiên không thể liên lạc được.

Cụ thể, vào lúc 16h30 ngày 28/5, PV gọi 5 cuộc điện thoại đến số điện thoại trên thì máy báo "Số điện thoại sai", "Lỗi kết nối"; "Ngắt mạng", có cuộc thì ngắt điện thoại luôn...

Số điện thoại của Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II bị "đóng băng"?.

Những phút sau đó, PV tiếp tục gọi điện thêm 15 cuộc điện thoại nữa nhưng vẫn nhận được những phàn hồi tương tự như trên.

PV đã gọi điện đến tổng đài để được trợ giúp thì nhân viên tổng đài cho biết: "Đấy là trường hợp do số điện thoại anh muốn gọi tới bị sai số nên không thể thực hiện được cuộc gọi".

Được biết, số điện thoại này được đăng tải chính thức trên trang mạng internet của Cục Hàng hải Việt Nam với thông tin có người trực điện thoại 24/24h.

Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải khu vực II có chức năng: Trực tiếp chỉ huy và điều hành các lực lượng, đơn vị thuộc ngành Hàng hải Việt Nam phối hợp tìm kiếm cứu nạn thuộc chuyên ngành, đồng thời tham gia, phối hợp với các lực lượng liên quan trong và ngoài ngành để tiến hành tìm kiếm và cứu nạn trên biển dưới sự điều hành của Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn

 Dân tự thuê tàu cứu nạn 

Trong khi số điện thoại của cơ quan chức năng "đóng băng" thì chiều tối ngày bà Võ Thị Phượng, chủ tàu cá QNg 95004, cho biết, bà đã phải thuê tàu cá QNg 95831 của ông Võ Sơn ở thôn Định Tân, xã Bình Châu, H.Bình Sơn, Quảng Ngãi để đi cứu tàu cá QNg 95004 sắp chìm cùng 11 ngư dân.

Được biết, trước đó vào ngày 26/5, khi chiếc tàu cá QNg 95004 cách Quy Nhơn khoảng 100 hải lý về hướng đông thì bị hỏng máy trong khu vực có gió đông nam cấp 5.

Thời gian gần đây, nhiều tàu cá gặp nạn khi lênh đênh trên biển.

Xung quanh không có tàu cá nào khác để hỗ trợ cứu giúp, trong khi đó chiếc tàu cá QHg 95004 bị hỏng máy nên không thể điều khiển, trôi lênh đênh trên biển, nước đang tràn vào bên trong tàu khiến đe dọa tới tính mạng của 11 thủy thủ.

Đến 16h ngày 27.5, tàu cá QNg 95004 đã trôi dạt thêm 20 hải lý, Đài TTDH Đà Nẵng cho hay dù lương thực, nước ngọt còn đủ cho 5 ngày nhưng 11 ngư dân đều hoang mang lo sợ vì đang ở vùng biển sâu không thể thả neo, tàu trôi dạt tự do nên bị sóng, gió cấp 5 - 6 đánh mệt nhoài.

Ủy ban quốc gia tìm kiếm cứu nạn và Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam nhận định đây là trường hợp yêu cầu cứu hộ (tàu bị nạn chi trả kinh phí theo điều 187 luật Hàng hải) nên chỉ hướng dẫn ngư dân tự thuê tàu đi cứu.

Bà Võ Thị Phượng cho biết thêm, dự kiến đến tối ngày 28/5, chiếc tàu QNg 95831 được bà Phượng thuê với phí 60 triệu đồng sẽ tiếp cận được với chiếc tàu QNg 95004 đang bị hỏng máy, trôi lênh đênh trên biển.

 Đông Tẩu 


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: baodatviet.vn

Link: http://baodatviet.vn/chinh-tri-xa-hoi/201305/duong-day-nong-tiep-tuclanhngu-dan-tu-thue-tau-cuu-nan-2347848/

Tương lai muốn lập đoàn đánh cá Biển Đông

 (Trái hay Phải) – Theo Chủ tịch UBND xã Tam Hải, Nghiệp đoàn nghề cá của xã mới được thành lập nên chưa có hoạt động cụ thể, hiện thời mới chỉ hoạt động theo điều lệ của Công đoàn. 

  


Ngày 25/5, Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Hải (huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam) đã chính thức được khai sinh, đây là Nghiệp đoàn nghề cá thứ hai của tỉnh Quảng Nam (sau Nghiệp đoàn nghề cá xã Tam Quang, Núi Thành). Nghiệp đoàn có 144 ngư dân, chủ yếu đang hoạt động đánh bắt trên các ngư trường truyền thống thuộc vùng biển Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Trả lời chúng tôi chiều 27/5 qua điện thoại, ông Bùi Văn Hòa, Chủ tịch UBND xã Tam Hải cho hay, vì Nghiệp đoàn mới thành lập, nên chưa có hoạt động gì nhiều. Nghiệp đoàn sẽ hoạt động theo điều lệ của Công đoàn.

Nghiệp đoàn nghề cá hoạt động theo điều lệ công đoàn lao động. Ảnh TNO. 

 PV – Thưa ông, Nghiệp đoàn sẽ có những hoạt động gì trong việc giúp ngư dân xa khơi bám biển, chống tàu nước ngoài quấy phá làm ảnh hưởng tới hoạt động đánh bắt, gây thiệt hại tài sản, đẻ dọa tính mạng ngư dân? 

 Ông Bùi Văn Hòa:  Vì mới thành lập nên cũng mới chỉ đặt vấn đề giúp đỡ ngư dân thương yêu đoàn kết giúp đỡ nhau trong khó khăn, hoạn nạn, chứ chưa đặt vấn đề để chống lại điều gì.

 PV - Vậy mỗi lần những đoàn viên của Nghiệp đoàn xa khơi sẽ đi theo đoàn để giúp đỡ nhau hay vẫn đi riêng lẻ? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Vẫn đi riêng, chỉ khi tàu nào đó có vấn đề gì hay gặp nạn thì liên lạc với nhau để tới giúp đỡ. Hoặc trong cuộc sống tại gia đình như đau ốm, thì có anh em trợ giúp.

Phần tàu ai người đó đi, sau mỗi chuyến đi thì về tổ chức sinh hoạt, trao đổi kinh nghiệm với nhau. Giờ có máy bộ đàm thì thông qua máy để kêu gọi nhau giúp đỡ khi cần thiết.

Muốn tổ chức thành các đội tàu xa khơi cũng khó, vì mỗi anh có một sở trường riêng, bi quyết riêng, như anh biết ở tọa độ nào, vùng nào có nhiều cá, định hướng mỗi anh mỗi kiểu, may thì gặp không may thì đành chịu. Thành ra mỗi tàu tự đi riêng theo kinh nghiệm của mình. Ngoài ra còn tùy thuộc vào lao động có khi phải đợi tàu khác về thì mới có lao động để thuê. Nên không tổ chức đi theo đoàn đội được.

Còn bình thường chưa có Nghiệp đoàn thì các ngư dân cũng có liên lạc với nhau, gọi nhau vẫn tới, nhưng giờ mình thành lập thì có trách nhiệm với nhau hơn, dù sao cũng là đoàn viên với nhau, trong cùng tổ chức.

Ngoài ra, với điều kiện của ngư dân hiện này thì chưa đi theo đoàn được. Còn sau này chúng ta có điều kiện, hiện đại hóa tàu, hiện đại hóa cùng một kiểu đánh bắt thì mới đi theo đoàn được. Còn giờ mỗi tàu đánh bắt một kiểu thì có lập đoàn cũng rất khó.

 PV - Trong tương lai, Nghiệp đoàn có định hướng tổ chức đánh bắt theo đoàn đội không? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Bình thường trong chủ trương của mình thì vẫn muốn tổ chức ngư dân đoàn kết với nhau, giúp đỡ nhau trên biển.

 PV - Nghiệp đoàn sẽ có sự phối hợp như thế nào với các lực lượng khác như: Kiểm ngư, Cảnh sát biển… để đảm bảo an toàn cho ngư dân xa khơi? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Vì Nghiệp đoàn mới thành lập nên chưa hoạt động được, còn đây cũng chỉ như một tổ chức công đoàn. Còn bình thường khi tàu gặp nạn thì ngư dân vẫn báo cho các lực lượng chức năng để kêu trợ giúp, còn để có một quy định phối hợp thì chưa.

 PV - Thời gian gần đây nhiều tàu cá bị tàu TQ đe dọa, bắn cháy, bị đâm hư hỏng… ông đánh giá thế nào về mức độ hoạt động của tù cá TQ thời gian gần đây đe dọa ngư dân ta? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Theo đánh giá của bản thân tôi, tôi thấy dấu hiệu của sự đe dọa, và muốn cho ngư dân mình càng ngày càng lùi sâu về phía đất liền chứ không bám biển nữa. Số lượng các vụ việc như vậy tăng chứ không hề giảm. Xã tôi tháng 4 và tháng 5 mỗi tháng đều có một tàu bị tàu TQ quấy phá.

 PV - Những vụ việc đó thường giải quyết thế nào? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Khi nằm bắt vụ việc chúng tôi làm báo cáo gửi Bộ đội biên phòng, lực lượng này sẽ làm báo cáo gửi cấp trên. Nhưng những vụ việc mới chỉ dừng ở đó chứ chưa có hướng xử lý gì.

 PV - Ông có đề xuất gì với chính quyền Tỉnh và Chính phủ để giúp ngư dân bám biển và đảm bảo an toàn? 

 Ông Bùi Văn Hòa: Chúng ta cần nâng cấp tàu, để bám biểm phải có tàu lớn. Giá bán hải sản không được ổn định, như câu mực giá bấp bênh chi phí lại rất lớn, ngư dân đánh bắt về thường bán buôn lại cho các thương lái, không kiểm soát được giá. Nên Chính phủ cần có chính sách đặc thù, ưu tiên nguồn vốn, chẳng hạn khu vực nào đánh bắt xa bờ thì cần có nhà máy chế biến để ổn định giá, thì ngư dân mới có thu nhập để ổn định cuộc sống.

Hiện nay Chính phủ có hỗ trợ vay vốn để đóng mới tàu lớn, nhưng mức hỗ trợ quá nhỏ, nên nhiều ngư dân có nhận vốn nhưng sau đó trả lại vì họ gánh không nổi. Chẳng hạn, tàu lớn đóng mới giờ 4-5 tỷ đồng, nhưng chỉ được hỗ trợ 1 tỷ đồng, còn lại họ phải tự lo thì khoản tiền còn lại thực sự là gánh nặng với ngư dân, không phải ai cũng có thể gánh được.

Ngay như, vấn đề thuê nhân công lao động giờ cũng rất khó, vì giờ nhiều tàu, có người thấy thu nhập đi biển thấp nên chuyển hướng, lớn tuổi thì nghỉ, còn trẻ tuổi thì đi làm công nhân. Con cái họ cũng không muốn cho đi biển, nếu có trình độ thì đi học rồi sau đó đi làm nhà nước. Số còn lại đi biển thì trước đây sinh ra lớn lên là đi biển, nhưng giờ nhiều thanh niên muốn lên bờ, đi làm việc khác để gần gũi với gia đình, vợ con hơn. Chi phí lớn thu nhập lại thấp.

 PV - Xin cảm ơn ông! 


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: phunutoday.vn

Link: http://phunutoday.vn/xi-nhan/trai-hay-phai/201305/Tuong-lai-muon-lap-doan-danh-ca-Bien-dong-2215264/

Chủ động ngăn chặn, phòng ngừa dịch cúm gia cầm từ xa

 Nhằm chủ động ngăn chặn xâm nhập và lây lan, hạn chế thấp nhất số người mắc bệnh và chết do cúm A (H7N9) và A (H5N1) cũng như các bệnh dịch khác, Đường sắt Việt Nam (ĐSVN) vừa có văn bản chỉ thị các đơn vị phòng ngừa, ngăn chặn vận chuyển và kinh doanh gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép. 

Cụ thể, nghiêm cấm mọi hình thức vận chuyển, buôn bán, tiêu thụ gia cầm và các sản phẩm gia cầm nhập khẩu trái phép trên phương tiện ĐS…

Tổng Giám đốc các Công ty VTHK ĐS Hà Nội và Sài Gòn chỉ đạo các đơn vị thành viên tổ chức các biện pháp đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm tại các nhà ga, trên các đoàn tàu khách; khám, quản lý sức khỏe và tổ chức tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên phục vụ ăn uống theo quy định…


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/5/200044.cand

Khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo các chính sách xã hội

 ANTĐ - Ngày 28-5, đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ đã giao cho Bộ LĐ-TB&XH chủ trì biên soạn, hoàn thiện đề án “Định hướng đổi mới hệ thống trợ giúp xã hội Việt Nam” để triển khai ngay trong năm 2013. 

Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Phạm Thị Hải Chuyền cho biết, dự án nhằm xây dựng lộ trình thu gọn chính sách thành gói trợ cấp gia đình, tách rõ chức năng xây dựng chính sách hỗ trợ thu nhập cho các đối tượng trợ cấp xã hội căn cứ vào mức sống tối thiểu và chức năng cung cấp các dịch vụ về an sinh xã hội. Dự án sẽ khắc phục tình trạng quản lý chồng chéo giữa nhiều chính sách xã hội đang cùng tồn tại, thiếu đồng bộ trong cơ sở dữ liệu riêng, không gắn kết gây tình trạng tốn kém nguồn lực, thiếu cập nhật thường xuyên, thiếu phần mềm quản lý dữ liệu chuẩn chung toàn quốc. Mục đích dự án nhằm khắc phục tình trạng thiếu chuyên nghiệp khi chi trả các khoản hỗ trợ khiến người được hỗ trợ phải đi lại nhiều lần, gây lãng phí tiền bạc, thời gian. Dự án sẽ triển khai thí điểm tại 3 tỉnh Hà Giang, Quảng Nam và Lâm Đồng.

Duy Anh


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.anninhthudo.vn

Link: http://www.anninhthudo.vn/thoi-su/khac-phuc-tinh-trang-quan-ly-chong-cheo-cac-chinh-sach-xa-hoi/501052.antd

Hà Nội tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức tôn giáo hoạt động

 KTĐT - Sáng 28/5, Đoàn công tác của Ban Tôn giáo Chính phủ đã làm việc với TP Hà Nội về tổng kết 8 năm (2004 - 2013) thi hành Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo (gọi tắt là Pháp lệnh Tôn giáo) trên địa bàn. 

Hà Nội, hiện có các giáo phái hoạt động hợp pháp là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hồi giáo, Baha’i. Ngoài ra, có một số tổ chức, hệ phái Tin lành, hệ phái tôn giáo mới chưa được công nhận tư cách pháp nhân… với hàng chục vạn tín đồ và hàng nghìn chức sắc, chức việc.


Trong thời gian qua, Thành phố đã tổ chức hàng trăm hội nghị phổ biến, tập huấn về Pháp lệnh, nghị định hướng dẫn thi hành Pháp lệnh cho 3.359 cán bộ các cấp quận, huyện, phường, xã; 1.378 lượt các chức sắc tôn giáo (Phật giáo, Công giáo, Cao đài, Tin lành trên địa bàn TP)…

 Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc phát biểu tại hội nghị.  


Thành phố vận dụng các quy định của Chính phủ, quan tâm tạo điều kiện cho các tổ chức tôn giáo đầu tư cơ sở vật chất, cấp giấy phép xây mới, sửa chữa hàng trăm cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 106 cơ sở tôn giáo các loại...

Thành phố đã tạo điều kiện cho các tôn giáo hoạt động tín ngưỡng ở quy mô lớn, như: Kỷ niệm Năm thánh 2000 của Giáo hội Công giáo Việt Nam; Đại lễ Phật Đản, Phật lịch 2550 duơng lịch 2006; Đại lễ Vesak 2008, kỷ niệm 82 năm khai đạo Cao Đài..

Tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thị Bích Ngọc khẳng định, Thành ủy, UBND TP luôn xác định công tác tôn giáo là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và được quan tâm thực hiện đồng bộ tới các cấp, các ngành, chức sắc, tín đồ tôn giáo trên địa bàn. Quá trình triển khai thực hiện Pháp lệnh, TP luôn vận dụng, sáng tạo các cơ chế, chính sách, bảo đảm cho các tổ chức tôn giáo hoạt động thuận lợi; luôn tôn trọng các hoạt động, sinh hoạt tín ngưỡng chính đáng và hợp pháp của các các tổ chức tôn giáo trong khuôn khổ quy định của pháp luật và ứng xử bình đẳng như nhau giữa các giáo phái.


Thành phố đề nghị cấp có thẩm quyền, cần nghiên cứu bổ sung vào Pháp lệnh Tôn giáo, những quy định về sinh hoạt tôn giáo cho người nước ngoài đang công tác và làm vệc trên lãnh thổ Việt Nam và Hà Nội.

Phó Chủ tịch giao Ban Tôn giáo TP và các sở: Ngoại vụ, GD – ĐT, Y tế nghiên cứu, xây dựng các cơ chế chính sách đóng góp vào Pháp lệnh Tôn giáo sửa đổi, liên quan đến ngành mình, trình UBND TP trước ngày 20/6/2013.


Du lịch kết hợp detox (giải độc cơ thể) đang trở thành một 'đặc sản' thu hút nhiều người đến với hòn đảo ngọc ở phía nam Thái Lan.

Koh Samui là hòn đảo lớn thứ ba ở Thái, nằm trong vịnh Thái Lan thuộc tỉnh Surat Thani, nổi tiếng với những bãi biển xanh cát trắng chạy dài cùng bầu không khí sôi động rất thích hợp cho các hoạt động ngoài trời tưng bừng, náo nhiệt của những ngày hè. Tuy nhiên, ở Koh Samui còn có một "đặc sản" dành cho những du khách muốn có được những trải nghiệm khác biệt, muốn thử một lần chiến thắng bản thân mình, đó là hành trình detox mà nhiều người vẫn thường ví von đó là một cuộc "hành xác".

Detox là phương pháp giúp thanh lọc chất thải và độc tố từ thức ăn, môi trường ô nhiễm và thậm chí là thanh lọc cả trí óc, giúp xua đuổi sự giận dữ và những cảm xúc xấu trong mỗi người. Detox còn phải kết hợp với ngồi thiền, tập yoga và massage.

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/362938/ha-noi-tao-dieu-kien-thuan-loi-cho-cac-to-chuc-ton-giao-hoat-dong.aspx

Dựa vào cộng đồng là giải pháp tích cực ứng phó với BĐKH

 (VEN) - Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại hội thảo "Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn tổ chức tại Hà Nội. 

 (VEN) - Đây là chia sẻ của nhiều chuyên gia tại hội thảo "Ứng phó với biến đổi khí hậu dựa vào cộng đồng" vừa được Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội phối hợp với Cục Khí tượng thủy văn tổ chức tại Hà Nội. 

 Mô hình cộng đồng và sự thích ứng tại Việt Nam 

 Quản lý thiên tai dựa vào cộng đồng là một cách tiếp cận phù hợp cho quá trình thích ứng với BĐKH hiện nay ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Cơ sở của quản lý dựa vào cộng đồng là phải đảm bảo được quyền dân chủ và sự tham gia của người dân. 

 Trên thế giới, việc xây dựng mô hình cộng đồng thích ứng với BĐKH được đánh giá có hiệu quả cao. Mô hình có thể kể đến là: Dự án Ứng phó dựa vào cộng đồng (Community Based Adaptation Project – CBA) ở Bolivia được thực hiện bởi UNDP và GEF.

Ông Nguyễn Trọng Lễ, Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết: “Trong vòng 10 năm tới, chi phí thiệt hại do biến đổi khí hậu (BĐKH) gây ra cho toàn thế giới ước tính khoảng 7000 tỷ USD, tương đương 5-20% tổng sản phẩm nội địa (GDP). Ở Việt Nam BĐKH đã gây thiệt hại tài sản chiếm khoảng 2% GDP. Chính vì thế hơn lúc nào hết, việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, tác động và các biện pháp ứng phó với BĐKH cho cộng đồng dân cư là vô cùng cần thiết và cấp bách”.

CBA dựa trên nguyên tắc "Thực hiện từ cộng đồng, dựa vào cộng đồng và làm lợi cho cộng đồng" nhằm nâng cao tính chủ động, tích cực của người dân vào các giải pháp ứng phó với thiên tai và BĐKH. CBA còn tạo ra sự linh hoạt, nhạy bén trong thích ứng với BĐKH, tận dụng lực lượng đông đảo cũng như huy động những phương tiện sẵn có trong cộng đồng. Ngoài ra, CBA còn giúp cho cộng đồng địa phương tăng cường năng lực thích ứng sẵn có, xây dựng một môi trường sống có tính đàn hồi, giảm thiểu khả năng dễ bị tổn thương và rủi ro do thiên tai... Cũng chính vì cơ chế hoạt động và định hướng của phương pháp này phù hợp với điều kiện văn hóa của địa phương nên sẽ thúc đẩy khả năng thích nghi và góp phần vào sự phát triển của cộng đồng rất lớn.

Theo TS Nguyễn Phương Loan (Khoa Môi trường - Trường Đại học KHTN - Đại học Quốc gia Hà Nội), mặc dù CBA đã rất thành công ở nhiều quốc gia, song tại Việt Nam, chưa có nhiều chương trình ứng phó với thiên tai và BĐKH sử dụng tiếp cận có sự tham gia của cộng đồng. Vì thế, nhận thức về BĐKH của cộng đồng còn hạn chế và phiến diện, mới chỉ quan tâm nhiều đến các tác động tiêu cực BĐKH gây ra mà chưa quan tâm đúng mức tới việc chuyển đổi lối sống, mẫu hình sản xuất và tiêu thụ theo định hướng carbon thấp, tăng trưởng xanh.

 Tăng trưởng xanh – hướng tiếp cận cho cộng đồng 

 Tăng trưởng xanh là hướng phát triển thích ứng BĐKH mà Chính phủ đã và đang kêu gọi cộng đồng dân cư hướng tới. 

Để thực hiện hướng phát triển này, TS Nguyễn Phương Loan cho rằng: Trước hết, cần tăng cường giáo dục, nâng cao nhận thức của người dân về BĐKH. Xây dựng lối sống xanh, thân thiện với môi trường; Đồng thời cần thay đổi hành vi, thái độ, thúc đẩy mọi người tự nguyện tham gia và lôi cuốn người khác cùng tham gia vào các hoạt động chung, từ đó giảm nhẹ BĐKH từ đơn giản đến phức tạp, tạo ra kết quả có tính đại chúng; Tiết kiệm điện và sử dụng các nguồn điện tái tạo là những cách giảm phát thải carbon trực tiếp và hiệu quả nhất.

Để thực hiện được hành vi này, cần hình thành văn hóa, thói quen, cũng như tuyên truyền định hướng cộng đồng tham gia tích cực vào các hoạt động giảm tiêu thụ điện lưới, tăng sử dụng năng lượng gió, mặt trời, biogas... Có thể thực hiện điều này theo một cách đơn giản là giám sát tiền điện hằng tháng và tìm cách giảm mức chi trả này.

Đặc biệt vấn đề trắng hóa mái nhà và xanh hóa mái nhà, tường nhà, vỉa hè. Vì theo tính toán của các chuyên gia môi trường, trong các thành phố, mái nhà chiếm khoảng 25% diện tích, vỉa hè chiếm khoảng 35% diện tích đô thị, trong khi cứ 10m2 mái nhà màu trắng có thể làm giảm 1 triệu tấn CO2/năm và giúp giảm 20% chi phí sử dụng điều hòa nhiệt độ. Xu hướng thích ứng này cần sự tham gia của cộng đồng vì mái nhà và tường nhà là sở hữu cá nhân. Trong khi truyền thống và thói quen của người Việt Nam vẫn là mái ngói đỏ, sân gạch đỏ. Vì thế, giáo dục thay đổi hành vi trong lĩnh vực này không đơn giản chỉ là tuyên truyền mà cần có những biện pháp hướng tới thay đổi chuẩn mực, hướng đến các lợi ích kinh tế và thiết lập xu hướng mới...

Bên cạnh đó, cần tuyên truyền cho người dân phân loại rác, tái chế và đổ rác đúng nơi quy định. Đây cũng là một hành vi giúp cho việc xử lý rác theo hướng thân thiện với môi trường như làm phân vi sinh, phát điện…

Cộng đồng dân cư là những người chịu ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp của BĐKH tại địa phương. Tuy nhiên, nhận thức cũng như năng lực ứng phó với thiên tai và BĐKH của người dân vẫn chưa cao. Nhiều người coi thiên tai là những hoạt động của tự nhiên và không thể kiểm soát, không ý thức được vai trò của bản thân. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và các biện pháp ứng phó với BĐKH cần được thực hiện rộng rãi hơn, thường xuyên hơn...Có như vậy, người dân mới hiểu và có những phản ứng chủ động, có khoa học trước BĐKH./.

 T.Tâm 


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: www.ven.vn

Link: http://www.ven.vn/dua-vao-cong-dong-la-giai-phap-tich-cuc-ung-pho-voi-bdkh_t77c545n36386tn.aspx

Đảo Lý Sơn gồng mình chống chọi với nắng hạn

 Nắng nóng dữ dội tiếp tục kéo dài đã làm cho khoảng 2 vạn dân và hàng trăm ha cây trồng, đặc biệt là hành ở huyện đảo Lý Sơn tỉnh Quảng Ngãi đang lâm vào tình trạng thiếu nước trầm trọng... 

Đang loay hoay cùng chồng sửa lại hệ thống dây dẫn nước trong ruộng hành của gia đình tại cánh đồng Rừng, thôn Đông, xã An Vĩnh, Lý Sơn, bà Lê Thị Liên buồn bã: “Vụ này gia đình trồng được gần 3 sào (500m 2 /sào) hành.

Để có nước tưới, gần một tháng nay, cả 2 vợ chồng cùng mấy đứa con phải hì hục cả ngày lẫn đêm trên đồng để bơm nước từ giếng nhà lên tưới. Tuy nhiên, hiện giếng nhà cũng cạn kiệt nên chỉ còn biết đứng nhìn toàn bộ diện tích hành héo rũ vì thiếu nước tưới. Nếu trời tiếp tục nắng nóng thế này thì gần 20 triệu đồng đầu tư mua giống, phân... xem như mất trắng”.

Chưa năm nào mà nắng hạn lại kéo dài và khắc nghiệt như năm nay, nhiều người dân đất đảo khẳng định. Theo đó để có nước tưới cho cây trồng, đặc biệt là hành sắp cho thu hoạch, nhiều gia đình đã đầu tư hàng chục triệu đồng để nạo vét lại giếng cũ, lắp đặt hệ thống máy và đường ống dẫn nước từ các giếng tại các khu dân cư về các cánh đồng.

Tuy nhiên, nỗ lực này chỉ mang tính tạm thời và không mấy hiệu quả, bởi hiện phần lớn giếng nước trên đảo cũng đang rơi vào tình trạng cạn kiệt dần, hoặc bị nhiễm mặn. Tình trạng trên không những làm số đã trồng, mà gần 100 ha đất trồng hành dù đã cải tạo xong, thế nhưng vẫn còn để đó mà chưa dám xuống giống vì thiếu nước.

Để có nước dùng ăn uống, sinh hoạt, nhiều hộ dân ở đảo Lý Sơn phải đi đến giếng Xó La, cách nhà gần 3km để lấy nước về uống.

Ngoài thiếu nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, hiện trên 2/3 số giếng nước sinh hoạt của người dân trên đảo cũng cạn kiệt. Để có nước sinh hoạt, hàng ngàn hộ dân đã phải đi xa hàng cây số để lấy nước; nhiều gia đình còn tranh thủ đi lấy nước cả ban đêm.

Ông Trần Văn Thanh, ở thôn Tây, xã An Vĩnh cho biết: Hiện 40 giếng nước sinh hoạt trong khu vực đều đã cạn nước gần đến đáy. Vì vậy muốn lấy được 1 can nước (30 lít) phải chầu chực cả buổi.

Tuy nhiên, nguồn nước bị nhiễm mặn nên lấy về cũng chỉ sử dụng vào việc giặt giũ. Còn nước uống phải xuống tận giếng Xó La cách đó gần 3 cây số. Nếu gia đình nào neo người, bận không đi chở được thì phải mua với giá từ 6.000 đồng – 8.000 đồng/can (30 lít). Nếu trời không mưa, thì nửa tháng nữa thôi toàn bộ giếng nước sinh hoạt cũng sẽ cạn...

Ông Phan Đình Phương, Chủ tịch UBND xã An Bình (Đảo Bé) bày tỏ: Tuy năm nay nhờ được trang bị thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt nên nước sinh hoạt tạm ổn. Thế nhưng nước tưới cho cây trồng thì đành chịu.

Để khắc phục phần nào tình trạng trên, bà Phạm Thị Hương, Phó Chủ tịch UBND huyện đảo Lý Sơn cho biết: Chính quyền huyện đã có văn bản đề nghị tỉnh bổ sung kinh phí để nạo vét toàn bộ số giếng nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân. Đồng thời, khuyến cáo người dân dời lịch thời vụ xuống giống sản xuất chờ mưa xuống để đảm bảo năng suất cây trồng; sử dụng nước sinh hoạt hết sức tiết kiệm và tận dụng tối đa các nguồn nước sẵn


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/5/199975.cand

Hỗ trợ chiến sỹ Trường Sa có hoàn cảnh khó khăn

 Được sự ủy nhiệm của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, ngày 28/5, tại thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận đã trực tiếp trao tặng 37,4 triệu đồng cho gia đình anh Phùng Văn Linh, chiến sỹ đảo Đá Tây B (quần đảo Trường Sa) có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. 


Số tiền trên là tấm lòng hảo tâm của những người thuộc Đoàn công tác số 12, trong chuyến thăm và làm việc tại một số đảo thuộc quần đảo Trường Sa, do ông Nguyễn Công Soái, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy thành phố Hà Nội làm trưởng đoàn.
Trong chuyến công tác này, Đoàn đã tìm hiểu cuộc sống của các chiến sỹ nơi biển đảo cũng như hoàn cảnh gia đình chiến sỹ đang sinh sống trên đất liền. Biết được hoàn cảnh gia đình chiến sỹ Phùng Văn Linh ở thôn Trường Thọ, xã Phước Hậu, huyện Ninh Phước, Ninh Thuận, thuộc diện đặc biệt khó khăn, Đoàn công tác đã vận động toàn thể thành viên quyên góp, hỗ trợ gia đình chiến sỹ Linh xây dựng nhà ở, ổn định cuộc sống, giúp chiến sỹ Linh an tâm làm nhiệm vụ nơi biển đảo Tổ quốc
Bà Nguyễn Thị Minh Thơ, mẹ của chiến sỹ Linh, xúc động cảm ơn tấm chân tình của Đoàn công tác số 12. Bà chia sẻ gia đình có ba người con, Linh là con trai đầu, đang làm nhiệm vụ tại đảo Đá Tây B. Gia đình tuy nghèo nhưng hạnh phúc, bà Thơ mong con luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Trong thời gian thăm và làm việc tại quần đảo Trường Sa và nhà giàn DK1, Đoàn công tác số 12 còn trao tặng quân và dân trên đảo số tiền hơn 27,6 tỷ đồng cùng các phần quà trị giá hàng trăm triệu đồng.
Ngoài ra, Đoàn còn tổ chức các hoạt động giao lưu văn hóa, văn nghệ phục vụ cán bộ, chiến sỹ, tạo nhiều ấn tượng và tình cảm tốt đẹp trong lòng quân và dân trên huyện đảo, nhà giàn./.

Đức Ánh (TTXVN)


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/ho-tro-chien-sy-truong-sa-co-hoan-canh-kho-khan/20135/199534.vnplus

Lãnh đạo Tổng LĐLĐVN làm việc với Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ

 Buổi làm việc diễn ra sáng 28.5, tại trụ sở Tổng LĐLĐVN. Hai bên tập trung trao đổi về phong trào CNLĐ và hoạt động CĐ. 

Chủ tịch Tổng LĐLĐVN Đặng Ngọc Tùng tiếp đón đoàn đại biểu Đảng Cộng sản Ấn Độ. Ảnh: Kỳ Anh

Đồng chí Đặng Ngọc Tùng đã giới thiệu về hệ thống tổ chức CĐ; vai trò, đóng góp của CĐ trong quá trình xây dựng, tham gia xây dựng Luật CĐ 2012, Bộ luật LĐ 2012; quá trình chuẩn bị ĐH XI CĐVN… Các đại biểu của đoàn Đảng Cộng sản Ấn Độ quan tâm tìm hiểu về tỉ lệ thất nghiệp, quy định về lương tối thiểu, cách giải quyết khi xảy ra mâu thuẫn trong quan hệ LĐ… Đồng chí Sudhakar Reddy - Tổng bí thư Đảng Cộng sản Ấn Độ - và các thành viên của Đoàn đánh giá rất cao hoạt động của các cấp CĐVN nhằm bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng của người lao động, thúc đẩy các đoàn viên CĐ hăng say sản xuất…

Các đồng chí Đặng Ngọc Tùng và Sudhakar Reddy cùng bày tỏ mong muốn tình đoàn kết giữa CĐ hai nước cũng như quan hệ giữa nhân dân 2 nước, 2 Đảng Cộng sản ngày một phát triển tốt đẹp.


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/cong-doan/lanh-dao-tong-ldldvn-lam-viec-voi-tong-bi-thu-dang-cong-san-an-do/118360.bld

Hà Nội mua trực thăng chữa cháy

 Trấn an ĐBQH về phương tiện cứu hỏa, nhất là ở nhà cao tầng, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho hay Hà Nội đã đặt mua trực thăng để chữa cháy, hiện phương tiện chưa về. 

  

Sáng 28/5, các ĐBQH thảo luận ở tổ về luật Phòng cháy, chữa cháy (PCCC) sửa đổi. Rất nhiều ĐB bày tỏ lo ngại về việc khả năng PCCC của ta có “vấn đề”, luật chỉnh sửa sơ sài nên đọc xong thấy… bế tắc.

 Cháy xong rồi cứu hỏa mới tới 

ĐB Nguyễn Phạm Ý Nhi (Hà Nội) cho biết các vụ cháy diễn ra ngày càng phức tạp để lại hậu quả nặng nề. Cử tri hoang mang, lo lắng vì sống ở chung cư cao tầng song thang cứu hộ chỉ có thể vươn tới tầng 17.

Chia sẻ với lo lắng này, ĐB Trịnh Thế Khiết đặt câu hỏi: Các khu chung cư mới toàn 30-40 tầng, vậy dân cư mấy chục tầng cao sẽ làm thế nào?

 Ảnh: Lê Anh Dũng 

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị trấn an: “Hà Nội hiện đã có xe cứu hỏa đặc chủng, vươn cao đến tầng 39. Tất nhiên cũng mới chỉ có 1-2 xe thôi, còn lại là đại trà, có thể xử lý từ tầng 17 trở xuống”.

Về thiết kế, nhà cao tầng bắt buộc phải có thiết kế PCCC ngay từ khâu thiết kế, đảm bảo khi xảy ra cháy phải tự ứng cứu được bằng khí, bọt, nước…

Theo ông Nghị, Hà Nội đã có phương án và đặt mua trực thăng để chữa cháy trong trường hợp cần thiết, hiện phương tiện chưa về.

“Như vậy, nếu cháy ở tầng cao thì không phải vô phương cứu chữa nhưng phương tiện thì đúng là chưa nhiều” - ông phát biểu.

ĐB Phạm Khánh Phong Lan (TP.HCM) nói trong lúc chưa có trực thăng, không có máy bay để chữa cháy thì cần chọn phương án khác.

“Khi cháy chúng ta chỉ biết đứng ngó. Nếu không có trực thăng thì phải có phương án phối hợp với quân đội chứ lúc đó mới đi xin phép thì xe cứu hỏa tới nơi đã cháy xong hết rồi”.

 Phòng cháy mà bế tắc 

Chưa yên tâm trước trấn an của Bí thư Hà Nội, ĐB Ý Nhi thấy các phương tiện “có vẻ” rất hiện đại nhưng triển khai lại bế tắc.

“Với khu vực đường thông hè thoáng phương tiện còn vào được, nhưng với khu vực đường nhỏ, chật chội, xe cứu hỏa không vào được thì sao?”, bà Nhi đặt câu hỏi.

ĐB Trần Thị Quốc Khánh: Luật PCCC đọc lên thấy rất bế tắc. Ảnh: LAD

Theo bà Nhi, với những khu dân cư lâu đời với đặc thù đường sá, sinh hoạt, nhà cửa riêng thì nên có tiêu chuẩn riêng về phương tiện và cách PCCC, còn với khu đô thị mới thì nên có tiêu chuẩn riêng.

ĐB Trần Thị Quốc Khánh cùng đoàn nêu, luật sửa đổi đọc lên thấy rất … bế tắc: “PCCC rất nguy hiểm, ngày càng đáng lo ngại cho chúng ta ở nhiều nơi. Luật ban hành từ 2001, nhiều cái đã lỗi thời nhưng sửa quá sơ sài không thể có tác dụng được”.

Mức độ sơ sài, theo ĐB, thể hiện ở việc luật chưa đưa vào những đối tượng có nguy cơ cháy nổ cao như ký túc xá sinh viên (có nơi có đến 5.000-6.000 SV sinh sống), khu công nghiệp, khu chế xuất.

ĐB Nguyễn Văn Minh (TP.HCM) đề xuất bổ sung quy định phòng chữa cháy với tàu điện ngầm, tàu điện trên cao, rạp hát, khách sạn quy mô lớn sắp tới sẽ được xây dựng.

Ngoài ra, các ĐB cũng cho rằng cần tuyên truyền cụ thể đến người dân về luật PCCC vì họ mới chính là đối tượng cơ bản để đảm bảo an toàn cháy, nổ từ khâu đun nấu, sử dụng điện. Bà Phạm Khánh Phong Lan còn đề xuất giáo dục kỹ năng cho người dân vì nhiều người không chết vì cháy nhưng chết vì chấn thương.

ĐB Lê Đông Phong, Phó GĐ Công an thành phố HCM kiến nghị cần có đội ngũ chuyên ngành trong công tác PCCC đối với nhà máy điện hạt nhân.

ĐB Huỳnh Thành Đạt cũng tán thành, với nhà máy điện hạt nhân phải có lực lượng đặc biệt, chuẩn bị về mặt tâm lý để xử lý sớm nếu có sự cố.

 C.Quyên - X.Linh - L.Nhung  


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: vietnamnet.vn

Link: http://vietnamnet.vn/vn/chinh-tri/123016/ha-noi-mua-truc-thang-chua-chay.html

Bí thư thành ủy: Hà Nội đã đặt mua máy bay chữa cháy

 Trấn an tâm lý đại biểu và dư luận, Bí Thư thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết Hà Nội đã đặt mua máy bay để phục vụ cho công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC). 

Cháy rừng, cháy nhà máy điện hạt nhân, cháy KCN, tòa nhà cao tầng… tất cả các “địa chỉ” có nguy cơ “bà hỏa” viếng thăm đều được ĐBQH đoàn Hà Nội lo lắng, đề cập tại phiên thảo luận tổ về dự thảo Luật PCCC diễn ra vào sáng 28/5.

Thừa nhận việc sửa đổi luật PCCC là cần thiết, các ĐB đều cho rằng cháy nổ gây ra những tổn hại vô cùng lớn về người và của, để lại những hậu quả lâu dài. Thủy, hỏa, đạo, tặc là 4 cái nguy hiểm cần phải ngăn ngừa.

Theo ĐB Nguyễn Quốc Bình, mặc dù luật đã ra đời được 12 năm nay nhưng việc xây dựng các tòa nhà cao tầng hiện nay cũng không đạt được những yêu cầu đề ra. Nguy cơ cháy nổ trong thời gian qua rất lớn.

Bí thư thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết Hà Nội đã mua máy bay phục vụ công tác PCCC. Ảnh minh họa

Ông Bình đề nghị luật phải quy định trách nhiệm của người đứng đầu rõ hơn. “Đương nhiên người đứng đầu phải chịu trách nhiệm về công tác PCCC. Nhưng người đứng đầu lại có thể ủy quyền cho người phó phụ trách. Trường hợp như thế luật phải thể hiện như thế nào?”. Ngoài ra ông cũng đề nghị trang thiết bị chữa cháy quy định cụ thể cho các chủ hộ, hộ gia đình tối thiểu là cái gì cũng phải định hướng trong luật.

Với nhận định các vụ cháy rất phức tạp, để lại những hậu quả nặng nề nhưng ĐBQH Nguyễn Phạm Ý Nhi vẫn tỏ ra quan ngại vì chưa biết khi luật được thông qua thì những bất cập hiện nay có được kiểm soát không. Những vụ cháy lớn gần đây như ở KCN Bắc Ninh, tổng kho ở Gia Lâm liệu sau này có khắc phục được?

“50% nguyên nhân gây cháy do ý thức chủ quan của con người. Có những chỗ PCCC còn lúng túng, chưa chuyên nghiệp. Phương tiện dụng cụ thiếu. Thang chữa cháy chỉ đến được tầng 17, vậy tầng cao hơn sẽ thế nào?”.

Đề cập đến vai trò của người đứng đầu, ĐB cũng đề nghị cần làm rõ trách nhiệm của họ thế nào, thiếu trách nhiệm ra sao? Khi thực hiện đền bù cũng cần phải xem tính khả thi đến đâu:

“Tôi nhớ khi đánh giá tai nạn giao thông, trách nhiệm người đứng đầu là chủ tịch các tỉnh, thành phố. Nhưng cũng chỉ nên xem trách nhiệm đến đâu thôi. Vì có thể họ làm tốt nhưng dân vẫn cứ uống bia, rượu khi tham gia giao thông. Tai nạn vẫn xảy ra, vậy phải quy trách nhiệm thế nào đây? Cái này cần nghiên cứu kỹ hơn nữa”.

“Chúng ta chưa tuyên truyền công tác PCCC tới người dân. Quy định vai trò của người đứng đầu là đúng. Nhưng có trường hợp chỉ một anh thợ hàn làm rơi một cái tàn cũng có thể gây ra một vụ cháy rất nặng nề. Cần tuyên truyền ý thức của người dân” – bà Nhi đề nghị.

Cùng thể hiện sự lo lắng về công tác PCCC gặp nhiều khó khăn ở những khu vực xe không vào được như ở khu phố cổ, chung cư cao tầng (đặc biệt từ tầng 30 trở lên)… ĐB Nguyễn Thị Ngọc Thanh đề nghị tới đây phải đầu tư trang thiết bị cho công tác PCCC.

Trước những mối quan ngại các ĐB đề cập, Trưởng đoàn ĐBQH Hà Nội – Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết hiện nay ở Hà Nội đã có xe đặc chủng phục vụ công tác PCCC. Loại xe này có thể vươn cao lên tầng 39, nhưng hiện loại xe này đang rất ít, mới chỉ có 1 – 2 xe thôi.

Trước băn khăn về việc từ tầng 17 trở xuống xe cứu hỏa vươn lên được, vậy tầng cao hơn thì như thế nào? Bí thư Hà Nội cho biết, về mặt thiết kế bản thân các tòa cao tầng đã có thiết bị PCCC theo yêu cầu. Trong những trường hợp cháy lớn, cháy to, trước tiên các tòa nhà đã có hệ thống báo cháy, chứ không phải chờ xe cứu hỏa tới.

Khi xảy ra hỏa hoạn các tòa nhà có thể tự xử lý ứng cứu được bằng nước, bọt, khí, thang thoát hiểm... Nên Chi phí nhà cao tầng lớn hơn nhiều so với nhà thấp tầng. Bên cạnh đó Hà Nội cũng đã nghĩ đến phương án mua phương tiện để phục vụ công tác PCCC.

“Thành phố Hà Nội đã có đề nghị mua trực thăng. Trong trường hợp tự chữa không được thì áp dụng phương tiện hỗ trợ. Đến ngày hôm nay chưa thấy có trực thăng đưa về, nhưng kế hoạch mua sắm đã được đặt ra... Tôi nói vậy để chúng ta đừng quá lo lắng đến mức cháy ở tầng cao thì vô phương cứu chữa. Không đến mức thế đâu” – Bi thư Hà Nội trấn an.

Nguyễn Dũng


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: infonet.vn

Link: http://infonet.vn/Thoi-su/Bi-thu-thanh-uy-Ha-Noi-da-dat-mua-may-bay-chua-chay/84920.info

Hà Nội đã có kế hoạch mua máy bay trực thăng cứu hỏa

 (GDVN) - Cháy lớn xảy ra trong ngõ ngách ô tô không thể vào được. Cháy ở các khu phố cổ, đặc biệt ở các tòa nhà cao tầng thang máy không vươn tới… Khắc phục điều này Hà Nội đã có kế hoạch mua máy bay phục vụ cho công tác PCCC. 

Thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật PCCC vào sáng 28/5, đa số các ĐBQH đều có cùng quan điểm các vụ cháy thường để lại những hậu quả khôn lường, và không khỏi lo lắng vì trang thiết bị phục vụ công tác PCCC hiện nay vừa thiếu lại vừa yếu.
ĐBQH Trần Ngọc Vinh (đoàn Hải Phòng) cần quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu cơ quan tổ chức, hộ gia đình, vì luật PCCC chưa quy định cụ thể rõ ràng nên khó thực hiện trong thực tế.
Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị

Trong luật cũng chưa nêu chế tài. Mặc dù có đề cập đến việc bồi thường, nhưng nếu họ không thực hiện được thì sẽ như thế nào, vì nhiều trường hợp có khi bán cả nhà đi cũng không đền bù nổi.
Trong khi các phương tiện PCCC vừa thiếu, lại vừa yếu, ông Vinh và nhiều ĐBQH khác cũng đưa ra các tình huống “oái oăm” nhưng thường gặp, đó là tình huống cháy ở trong ngõ hẹp chỉ có xe máy đi được, khu vực đó lại không có đường nước, hay các tình huống cháy ở khu phố cổ, các tòa nhà cao tầng, đặc biệt cháy từ tầng 30 trở lên…thì sẽ ra sao? Cứu được một nhà thì khiến mấy nhà xung quanh nát, vậy việc đền bù thế nào?...
“Có đến 50% nguyên nhân gây ra các vụ cháy xuất phát từ ý thức chủ quan của con người. Khi đánh giá TNGT thì trách nhiệm thuộc về người đứng đầu là chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố. Nhưng cũng chỉ nên xem trách nhiệm đến đâu thôi. Vì có thể họ làm tốt nhưng dân vẫn cứ uống bia, rượu rồi lái xe, tai nạn vẫn xảy ra, vậy phải quy trách nhiệm thế nào đây?” – ĐBQH Nguyễn Phạm Yến Nhi (đoàn Hà Nội) phản ánh.
Trong khi công tác PCCC còn nhiều lúng túng, chưa chuyên nghiệp, phương tiện còn thiếu, đặc biệt thang chữa cháy chỉ vươn được đến tầng 17… theo bà Nhi cần tuyên truyền công tác PCCC đến mọi người dân, bởi đôi khi chỉ một anh thợ hàn làm rơi một cái tàn thôi cũng có thể gây ra một vụ cháy rất lớn.
Một loại máy bay trực thăng chữa cháy của nước ngoài (ảnh minh họa)

Thiếu phương tiện là một trong những bất cập rất lớn được đa số các ĐB quan tâm và đưa kiến nghị. ĐB Trần Hữu Tuất (đoàn Nghệ An) cho rằng ngân sách hàng năm cần mua sắm các phương tiện cần thiết và tập huấn cho công tác PCCC, nếu không trong điều kiện hiện nay việc huy động rất khó.
Đồng tình với việc cần thiết phải sửa đổi luật PCCC, ĐB Bùi Thị An (đoàn Hà Nội) cho rằng các vụ cháy đã và đang gây ra những tổn hại hết sức to lớn về người và của, không lường trước được. Bên cạnh việc tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người dân, bà An cũng đề nghị phải đầu tư ngân sách cho công tác PCCC.
Giải đáp những băn khoăn lo lắng của các ĐB Hà Nội về công tác PCCC của thủ đô, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cho biết ở Hà Nội đã có một vài xe đặc chủng có thể vươn cao lên tầng 39 của tòa nhà.
Theo Bí thư Hà Nội, xét về mặt thiết kế các tòa cao tầng đã phải có thiết bị PCCC rất nghiêm ngặt theo yêu cầu. Để khi cháy lớn xảy ra các tòa nhà đã có thể tự xử lý ứng cứu được bằng nước, bọt, khí, thang thoát hiểm trước khi phương tiện cứu hỏa đến...
Bên cạnh đó Hà Nội cũng đã nghĩ đến phương án mua phương tiện máy bay để phục vụ PCCC:
“Thành phố Hà Nội đã có đề nghị mua trực thăng. Trong trường hợp tự trữa không được thì áp dụng phương tiện hỗ trợ. Đến ngày hôm nay tôi chưa thấy có trực thăng mang về nhưng đã có kế hoạch mua sắm. Tôi nói vậy để chúng ta đừng quá lo lắng đến mức cháy ở tầng cao thì vô phương cứu chữa” – Bí thư Phạm Quang Nghị cho biết.

 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: giaoduc.net.vn

Link: http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/ha-noi-da-co-ke-hoach-mua-may-bay-truc-thang-cuu-hoa/298948.gd

Diện mạo mới ở làng K130

 Với địa thế "gánh hai đầu đất nước”, Hà Tĩnh đã trở thành nơi trút bom đạn của giặc Mỹ năm xưa và từ đây người Hà Tĩnh đã làm nên những chiến tích bất tử. Làng K130 (thuộc xã Tiến Lộc, Can Lộc, Hà Tĩnh) là một địa danh như thế. 


Làng K130 ngày nay


Tên làng gắn liền với chiến tích


Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, làng K130 được gọi là làng Hạ Lội. Nơi đây có Quốc lộ 1A đi qua và có 1 chiếc cầu lớn bắc qua sông Già, đây lại là vùng thấp trũng, trống trải nên giặc Mỹ quyết tâm đánh phá nơi này hòng chia cắt hai miền đất nước, cắt đứt tuyến giao thông huyết mạch vào tiền tuyến lớn miền Nam. Vì vậy mảnh đất rộng chưa đầy 6km2 này đã phải chịu biết bao nhiêu bom đạn của giặc. Thế nhưng "địch đánh một, ta làm mười, địch đánh đường này, ta đi đường khác” và "địch đánh ngày, ta làm đêm, địch đánh đêm, ta làm ngày”.


Vào những tháng cuối năm 1968, thời kỳ ác liệt nhất của chiến lược chiến tranh phá hoại, quốc lộ 1A đoạn qua xã Tiến Lộc bị địch phá khiến giao thông tắc nghẽn, hệ thống cầu cống bị máy bay địch phá hủy hoàn toàn, xe chi viện cho tiền tuyến lớn bị đình trệ. Trước tình hình đó, cấp trên chỉ thị phải mở ngay một con đường xế để xe qua phà vượt sông tránh đường 1A, đoạn từ cầu Cổ Ngựa đến Cầu Già và xóm Hạ Lội chính là nơi cần phải mở đường xế.


Ông Phạm Tiến Ân – một nhân chứng lịch sử thời đó kể lại: "Khoảng 10h ngày 13/8/1968 thì phát lệnh tối hôm đó phải mở đường, nhận được lệnh, cả làng Hạ Lội sẵn sàng trong tư thế "xe chưa qua, nhà không tiếc”. Những gia đình nằm trên đường xe đi qua được dỡ và dời dọn trước. Nhà dời dọn đến đâu thì lực lượng công binh, bộ đội chủ lực, thanh niên xung phong làm đường đến đó. Chỉ trong mấy tiếng đồng hồ 130 ngôi nhà đã được tháo dỡ. Đoạn đường dài 1,2km cơ bản hoàn thành. Nhân dân đã tự nguyện chặt tre, vác gỗ nhà mình và chuyển hàng trăm tấm phên xuống làm mố cầu. Cả xã cùng đổ dồn về Hạ Lội để cùng làm một con đường chở hàng vào Nam.


Đáng khâm phục nhất là hành động của cụ bà Đinh Thị Trí, lúc đó cụ đã ngoài 80 tuổi, chồng mất sớm, cụ sống độc thân, trong nhà không có vật gì cứng để làm đường, chỉ có 1 cỗ quan tài phòng khi về với Tổ tiên, khi nghe tin làm đường xe qua cụ đã hiến "báu vật” duy nhất của mình. Đến 3h sáng ngày hôm sau thì mọi công việc đã hoàn thành, chiếc xe đầu tiên đã chuyển bánh trên đường xế xuống phà và qua sông an toàn trong sự vui mừng, xúc động của quân và dân.


Để ghi nhớ sự hy sinh to lớn của của nhân dân chỉ trong một đêm dời dọn 130 ngôi nhà làm đường xế cho 130 chiếc xe chở hàng ra tiền tuyến, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Hà Tĩnh đã đặt tên cho làng Hạ Lội là Làng K130 và chiến dịch vận chuyển này là chiến dịch K130. Từ đó, tên Làng K130 đã đi vào lịch sử như một trong những chiến tích hiển hách của nhân dân Hà Tĩnh nói riêng, cả nước nói chung. Làng K130 luôn phát huy tinh thần bất diệt năm xưa để xây dựng làng quê trong ngày nay.


Làng văn hóa


Ngày nay, con đường xế đã không còn nhưng tinh thần của thế trận lòng dân ngày ấy vẫn luôn được lưu truyền. Làng K130 đã được thay bằng một hình ảnh mới, một diện mạo mới. Những ngôi nhà ngói mới đỏ tươi đã được dựng xây trên nền đất cũ. Bây giờ đường vào Làng K130 là con đường bêtông rộng đẹp khang trang.


Mặc dù là xóm thuần nông nhưng nhân dân đã biết phát huy lợi thế để làm giàu trên chính mảnh đất của mình. Ông Võ Tá Quang, Trưởng ban văn hóa xã Tiến Lộc cho biết: "Làng K130 luôn đi đầu trong các phong trào của xã, nhất là trong phát triển kinh tế, phong trào văn hóa, văn nghệ, thể thao. Chính vì vậy mà làng được UBND tỉnh công nhận là làng văn hóa cấp tỉnh”.


Nhân dân Làng K130 luôn gìn giữ những giá trị văn hóa, những chiến tích lịch sử để lấy đó làm động lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, kiến thiết quê hương ngày nay.


Ông Ân cho biết, hằng năm, đến ngày 13-8, dân trong làng đều ra Miếu Mướp (Thành Hoàng Làng) để tưởng niệm chiến công năm xưa.


"Trong chiến dịch làm đường xế, nhân dân đã lấy vật cứng trong miếu để làm đường và do giặc Mỹ ném bom nên miếu đã bị đánh phá, mặc dù chúng tôi đã đóng góp để tu sửa nhưng qua thời gian miếu đã xuống cấp. Nay nhân dân rất cần sự hỗ trợ của các cấp, các ngành trong việc tu bổ, sửa chữa miếu để góp phần gìn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của Làng K130”, ông Ân chia sẻ.

HẠNH NGUYÊN

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65067&menu=1371&style=1

Lắp mạng kết nối giữa 3 cơ quan lãnh đạo của TP Hà Nội

 KTĐT - Để tăng cường ứng dụng CNTT phục vụ hoạt động chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Thành phố trong năm kỷ cương hành chính, UBND TP Hà Nội vừa ban hành kế hoạch dự kiến triển khai Hệ thống Mạng thông tin điện tử phục vụ trao đổi thông tin giữa Thành ủy-HĐND-UBND TP trong năm 2013. 

Theo đó, sẽ triển khai Hệ thống mạng thông tin kết nối giữa 3 cơ quan Thành ủy - HĐND - UBND Thành phố về hạ tầng kỹ thuật và các ứng dụng như hoạt động gửi, nhận văn bản điện tử giữa 3 cơ quan.

Trong đó, bao gồm: Hệ thống theo dõi trạng thái xử lý công việc của Văn phòng UBND Thành phố. Hệ thống theo dõi tình trạng giải quyết đơn thư khiếu nại cấp Thành phố. Hệ thống thông tin tổng hợp phục vụ chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Thành phố giữa 3 cơ quan.

Vận hành các cuộc họp trực tuyến phục vụ lãnh đạo Thành phố của 3 cơ quan trên hệ thống nội bộ riêng.

Thành lập Tổ công tác triển khai; Giao trung tâm Tin học - Công báo Thành phố là đơn vị thường trực giúp Tổ công tác triển khai.

Trong quý III/2013, hoàn thành triển khai hạ tầng kỹ thuật để đảm bảo độ an toàn, bảo mật phục vụ Hệ thống trao đổi thông tin kết nối giữa 3 cơ quan. Quý IV/2013, hoàn thành giai đoạn đầu triển khai một số ứng dụng phục vụ chuyên môn của Trung tâm Tin học - Công báo Thành phố năm 2013.


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: www.ktdt.com.vn

Link: http://www.ktdt.com.vn/news/detail/362944/lap-mang-ket-noi-giua-3-co-quan-lanh-dao-cua-tp-ha-noi.aspx

Hải quan Đà Nẵng: Xếp thứ nhất về cải cách hành chính năm 2012

 (HQ Online)- Tuần qua, UBND thành phố Đà Nẵng đã tổ chức Hội nghị công bố kết quả đánh giá, xếp hạng công tác cải cách hành chính và xếp loại công tác văn thư lưu trữ năm 2012 của các cơ quan sở, ban ngành, đơn vị sự nghiệp tại TP. Đà Nẵng. Cục Hải quan Đà Nẵng là đơn vị xếp thứ nhất khối các cơ quan Trung ương về công tác cải cách thủ tục hành chính với tổng điểm: 104 điểm, xếp loại: Rất tốt. 

Cục Thuế là đơn vị xếp thứ 2 và Bảo hiểm xã hội là đơn vị xếp thứ 3 về thực hiện tốt công tác cải cách hành chính.

Trong năm 2012 Cục Hải quan Đà Nẵng đã thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về hải quan, đẩy mạnh cải cách, hiện đại hóa qua việc ứng dụng CNTT vào công tác nghiệp vụ, tiếp tục thực hiện thủ tục hải quan điện tử, triển khai áp dụng chữ ký số trong thủ tục hải quan điện tử tại tất cả các chi cục; tiếp tục duy trì và thực hiện rà soát sửa đổi Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 của Cục theo mô hình khung của Tổng cục Hải quan; tổ chức rà soát các thủ tục hành chính và đăng ký triển khai thực hiện phong trào “3 hơn” trong giải quyết thủ tục cho người dân và DN; tích cực triển khai thực hiện phối hợp thu ngân sách qua ngân hàng thương mại nhằm tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động XNK, XNC.

Năm 2013 Cục Hải quan Đà Nẵng đang nỗ lực cùng toàn ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hóa công tác quản lý nhà nước về hải quan, đặc biệt đang tích cực chuẩn bị các bước quan trọng về con người, tổ chức và trang thiết bị để tiếp nhận, vận hành, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS do Tổng cục Hải quan chuyển giao.

 Vân Thanh  (Hải quan Đà Nẵng)  


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: www.baohaiquan.vn

Link: http://www.baohaiquan.vn/pages/hai-quan-da-nang-xep-thu-nhat-ve-cai-cach-hanh-chinh-nam-2012.aspx

Triển lãm Đông Dương-Pháp-Việt Nam ở thủ đô Pháp

 Lễ khai mạc chính thức triển lãm ảnh lịch sử “Đông Dương-Pháp-Việt Nam” đã diễn ra mới đây tại Bảo tàng Lịch sử sống ở công viên Montreau, thành phố Montreuil, ngoại ô Paris, Pháp. 


Có tới 95% hình ảnh, hiện vật (bao gồm quân phục, mũ, bi đông đựng nước, thắt lưng, bao đạn của các chiến sỹ bộ đội Việt Nam) và các áp phích ủng hộ cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam là các tài liệu gốc do nhiều nhà nghiên cứu, nhà báo, nơi lưu trữ Đảng cộng sản Pháp, khách du lịch, nhất là của nhà sử học Alain Ruscio - nhà nhiếp ảnh không chuyên cung cấp, lần đầu tiên được trưng bày và giới thiệu với công chúng Pháp, cộng đồng người Việt Nam tại Pháp và khách quốc tế.
Phát biểu tại lễ khai mạc, ông Fréderick Geneveé, Chủ tịch Hội lịch sử sống và Chủ tịch Hội đồng trị sự của Bảo tàng đã đánh giá đây là sự kiện có ý nghĩa quan trọng trong năm giao lưu Pháp-Việt 2013-2014 để kỷ niệm 40 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai nước và kỷ niệm 40 năm ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Đây cũng là sự kiện có ý nghĩa đối với bảo tàng, nơi đã dành một khu lưu giữ những hình ảnh và hiện vật về Chủ tịch Hồ Chí Minh - “Không gian Hồ Chí Minh.”
Với chủ đề của triển lãm và bằng rất nhiều tranh ảnh và hiện vật trưng bày tại chín gian phòng, triển lãm không chỉ tái hiện lại những chặng đường lịch sử như “Người Pháp tại Đông Dương cuối những năm 20,” “Người Việt Nam tại Pháp từ 1914 đến 1945” mà còn gợi lại mối quan hệ truyền thống, đoàn kết và cả những kỷ niệm liên quan đến Đông Dương-Pháp-Việt Nam, đặc biệt là giữa Pháp với Việt Nam trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam trước đây, với sự ủng hộ chí tình của nhân dân, Đảng cộng sản Pháp và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới, cũng như trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hôm nay.
Cả gian trưng bày của tầng hai, nhiều hình ảnh và tư liệu lịch sử quý giá về đấu tranh giành độc lập, dân tộc trước kia, với sự tham gia của các bác lính thợ ở Pháp trong những năm 20, 30 cho đến năm 1954, được coi như là điểm nhấn của triển lãm.


Hiện vật trưng bày tại triển lãm.


Đến với triển lãm, nhiều bạn bè Pháp và các bác Việt kiều không thể rời mắt khỏi những bức ảnh lịch sử, những tấm áp phích đã miêu tả lại một cách sống động sự chịu đựng khó khăn gian khổ và cuộc sống vô cùng vất vả của bộ đội, thanh niên, dân quân du kích và của toàn thể nhân dân Việt Nam trong hai cuộc kháng chiến giành độc lập thống nhất đất nước.
Bác Nguyễn Văn Bổn, nguyên phó Chủ tich Hội người Việt Nam tại Pháp (UGVF), nay là thành viên Hội đồng tư vấn UGVF và cũng là người đã có rất nhiều đóng góp cho việc dịch các tài liệu, chú thích, tranh ảnh sang tiếng Pháp và tiếng Việt, cho biết bác đã rất xúc động và nhớ lại cảm giác như đang được cùng với nhân dân Pháp tham gia cuộc biểu tình đấu tranh ủng hộ Việt Nam, các cuộc đàm phán để đi đến ký kết Hiệp định Paris.
Cuộc triển lãm này sẽ giúp các nhà nghiên cứu lịch sử, các học giả và các bạn bè Pháp, quốc tế hiểu thấu đáo hơn về hai cuộc chiến tranh của nhân dân Việt Nam qua góc nhìn và sự đánh giá của một số phóng viên và báo chí Pháp như Paris-Match, Humanité.
Triển lãm do Hội lịch sử sống phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp tổ chức, với sự giúp đỡ của chính quyền thành phố Montreuil và tỉnh Seine-Saint-Denie./.

Lê Hà-Trung Dũng/Paris (Vietnam+)


Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

Quá trình detox:

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Nguồn: www.vietnamplus.vn

Link: http://www.vietnamplus.vn/home/trien-lam-dong-duongphapviet-nam-o-thu-do-phap/20135/199541.vnplus

Gần 53 tỷ đồng đầu tư cho vùng dân tộc thiểu số

 Giai đoạn 2006-2012, thành phố Kon Tum đã được đầu tư gần 53 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ giáo dục, xây dựng nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn. 

Ngày 27/5, Chủ tịch UBND thành phố Kon Tum, ông Phan Văn Thế cho biết, giai đoạn 2006-2012 từ sự đầu tư, hỗ trợ từ các chương trình, dự án quốc gia như chương trình 167/QĐ-TTg, chương trình 134/QĐ-TTg, chương trình 135 giai đoạn II, chương trình 112/QĐ-TTg, chương trình 167/QĐ-TTg… thành phố đã được đầu tư gần 53 tỷ đồng để triển khai hỗ trợ giáo dục, xây dựng nước sạch, vệ sinh môi trường, đầu tư hạ tầng làng nghề nông thôn, đầu tư phát triển cao su giảm nghèo cho vùng đồng bào DTTS trên địa bàn.

Nhờ đó, diện mạo nông thôn mới tại các làng đồng bào DTTS của thành phố ngày càng khang trang hơn, ngày càng văn minh, hiện đại, đời sồng của đồng bào ngày càng được nâng lên, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS tại địa phương từ 17,21% xuống còn 8,24% (năm 2012)


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/xahoi/2013/5/199981.cand

Thăm người cao tuổi ở quận 3 và quận Bình Tân

 (VOH) - Kỷ niệm 72 năm ngày truyền thống Người cao tuổi Việt Nam, chiều 27/5 đoàn đại biểu lãnh đạo thành phố do bà Nguyễn Thị Thu Hà - Ủy viên TW Đảng, Phó Bí Thư Thành ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm các cụ 90 tuổi đang sinh sống ở quận 3 và quận Bình Tân. 

Bà Nguyễn Thị Thu Hà (ngoài cùng bên phải) thăm cụ bà Nguyễn Thị Xuyên ở quận Bình Tân.

Tại nhà số 174/77 Nguyễn Thiện Thuật, phường 3, quận 3, bà Nguyễn Thị Thu Hà và lãnh đạo Quận 3 đã trao bằng mừng thọ của UBND thành phố cho ông Trần Văn Chánh cựu tù Chính trị - tham gia cách mạng từ tháng 8/1945 và chúc ông sống trường thọ cùng con cháu, tiếp tục là tấm gương Người cao tuổi mẫu mực của địa phương.

Cùng ngày, tại nhà số 121/56 Khiếu Năng Tĩnh, khu phố 5, phường An Lạc A, quận Bình Tân, đoàn đã đến thăm cụ bà Nguyễn Thị Xuyên. Bà Nguyễn Thị Thu Hà và bà Nguyễn Thị Ngọc Lan - Bí thư Quận Ủy quận Bình Tân đã trao bằng mừng thọ 90 tuổi của UBND thành phố cho bà Xuyên và ân cần thăm hỏi sức khỏe, cuộc sống của cụ cùng gia đình và mong rằng cụ sẽ sống thọ sống vui - khỏe cùng con cháu.

* Trước đó, Đoàn công tác Thành ủy do đồng chí Huỳnh Thành Lập - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố dẫn đầu cũng đã đến thăm, tặng quà và trao bằng mừng thọ cho cụ bà Trần Thị Chặt (mẹ liệt sĩ) tròn 90 tuổi, cư ngụ tại số 133/15 đường Lê Đình Cẩn, phường Tân Tạo, quận Bình Tân.


 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: voh.com.vn

Link: http://voh.com.vn/news/newsdetail.aspx?id=59170