Sunday, June 9, 2013

WEF Đông Á 2013: Kỳ vọng vào sự chuyển đổi mạnh mẽ

 “Chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện” là chủ đề của Diễn đàn Kinh tế Thế giới về Đông Á năm 2013 (WEF Đông Á 2013) lần thứ 22, diễn ra từ ngày 5-7/6 tại Thủ đô Naypyidaw của Myanmar. Nhận lời mời của Tổng thống Cộng hòa Liên bang Myanmar Thein Sein và Chủ tịch Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) Klaus Schwab, ngày 6/6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dẫn đầu đoàn Việt Nam tham dự WEF Đông Á 2013. 

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đối thoại tại WEF Đông Á tại TP. Hồ Chí Minh năm 2010.

WEF Đông Á lần thứ 22 nhưng là lần đầu tiên được tổ chức tại Myanmar – quốc gia gần đây nổi lên như là một tâm điểm thu hút sự chú ý của giới đầu tư. Những cải cách mạnh mẽ trong thời gian qua của Myanmar, cùng với sự ủng hộ những chuyển đổi này của nhiều nước trên thế giới, các trung tâm quyền lực đã lần lượt xóa bỏ cấm vận đối với nước này, khuyến khích Myanmar hội nhập với thế giới. Với ý nghĩa đó, WEF đã chọn Myanmar làm địa điểm để tổ chức WEF Đông Á 2013. Điều đó thể hiện sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp đối với Myanmar và với hy vọng sự chuyển đổi của nước này sẽ tạo ra những cú hích mới, những động lực mới cho sự phát triển kinh tế của cả khu vực. Với vị trí đặc biệt nằm giữa Ấn Độ và Trung Quốc – là hai trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là thành viên của ASEAN, sự kết nối của Myamar được hy vọng sẽ tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế củacả vùng.

Mặt khác, Hội nghị WEF Đông Á 2013 diễn ra trong bối cảnh tình hình kinh tế thế giới đang phục hồi nhưng chưa thật sự bền vững. Theo đánh giá của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), kinh tế thế giới đã vượt qua hai rủi ro ngắn hạn là khả năng Eurozone tan vỡ và vách đá tài khóa tại Mỹ; đồng thời các chính sách kích thích kinh tế tại nhiều nước trong thời gian qua đã bắt đầu phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, sự phục hồi tăng trưởng kinh tế thế giới còn thiếu các yếu tố bền vững, nhất là tỷ lệ nợ công cao tại Mỹ, Nhật Bản, EU làm giảm mức độ linh hoạt khi lựa chọn các chính sách kinh tế. Trong khi đó, các nền kinh tế mới nổi đối mặt với thách thức cải cách cơ cấu kinh tế và tăng cường các quy định, biện pháp giám sát tài chính.

Đông Á được hy vọng là cứu cánh cho kinh tế toàn cầu, trong bản báo cáo cập nhật công bố cuối năm, WB nhận định Đông Á - Thái Bình Dương ngày càng giữ vai trò quan trọng và hiện đóng góp 40% vào tốc độ tăng trưởng toàn cầu. Kinh tế khu vực tăng trưởng 7,5%, thấp hơn kết quả 8,3% của năm 2011 nhưng các tín hiệu hiện tại cho thấy sẽ phục hồi tốt hơn trong năm 2013 (dự báo sẽ đạt 7,8%), đạt 7,6% trong năm 2014.

 Vụ trưởng vụ Tổng hợp Kinh tế, Bộ Ngoại giao – Nguyễn Quốc Dũng  

 Chủ đề “Courageous transfomation for inclusion and intergration - “Chuyển đổi mạnh mẽ hướng tới hội nhập và phát triển toàn diện” muốn hàm ý về một sự chuyển đổi rất dũng cảm vì sự phát triển toàn diện của Myamar, sự phát triển ấy diễn ra trên tất cả các lĩnh vực, các thành phần. Và chính sự hội nhập là để ứng phó tốt với các thách thức trên toàn cầu. Với 3 chủ đề lớn của Diễn đàn lần lượt là: Thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện Myanmar; Nhận diện hội nhập khu vực và Quy mô của các giải pháp khu vực và ứng phó với các thách thức toàn cầu, WEF 2013 đã lần lượt đưa ra bàn thảo các vấn đề từ nhỏ đến lớn, từ vấn đề của một quốc gia như Myanmar, sau là khu vực như ASEAN và cuối cùng là toàn cầu.  

 Việc Việt Nam tham dự WEF Đông Á 2013 là nhằm thực hiện chủ trương chủ động, tích cực hội nhập quốc tế, quảng bá hình ảnh, nâng cao vai trò, vị thế của Việt Nam trong khu vực, thông qua chia sẻ kinh nghiệm của Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, ổn định kinh tế vĩ mô, tái cấu trúc kinh tế, thu hút đầu tư nước ngoài…, cũng như thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam – WEF.  

Ngoài sự năng động của khu vực, người ta ghi nhận một tiến trình hội nhập và liên kết kinh tế trong khu vực tiếp tục được thúc đẩy, đặc biệt là kế hoạch của hình thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Sự thay đổi của Myanmar sẽ đồng thời góp phần vào sức mạnh kinh tế tổng hợp của khu vực ASEAN.

Trong bối cảnh trên, WEF Đông Á 2013 tại Myanmar dự kiến tập trung thảo luận 3 chủ đề lớn, bao gồm: Thúc đẩy sự chuyển đổi toàn diện Myanmar; Nhận diện hội nhập khu vực và Quy mô của các giải pháp khu vực và ứng phó với các thách thức toàn cầu.

Tham dự Hội nghị có khoảng 800 đại biểu là chính khách, lãnh đạo các tập đoàn hàng đầu và các tổ chức xã hội trong và ngoài khu vực. Trong khu vực Đông Nam Á, ngoài Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ có sự góp mặt của Tổng thống Myanmar, Tổng thống Philippines, Thủ tướng Lào, Phó Thủ tướng Campuchia…

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng sẽ tham dự phiên khai mạc và có bài phát biểu quan trọng. Ngoài ra, bên lề Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng sẽ hội kiến Tổng thống Myanmar và tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp lớn và các tập đoàn toàn cầu.

Tháp tùng Thủ tướng trong chuyến đi lần này, Việt Nam cũng có đại diện của 13 tập đoàn, tổng công ty lớn là thành viên của WEF như: FPT, Petro Việt Nam, Vingroup, VNPT, Vietnam Airlines, Vinaconex, Agribank, Vietnam Steel. WEF cũng đang đề nghị Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp lớn trong nước tham gia nhiều hơn vào các hoạt động của WEF.

Những năm gần đây, Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động của WEF. Năm 2010, Việt Nam đã tổ chức thành công WEF Đông Á tại TP.HCM, gây dấu ấn mạnh mẽ với các lãnh đạo cấp cao và cộng đồng doanh nghiệp quốc tế tham dự.

Việc tổ chức thành công WEF Đông Á 2010 đã góp phần quảng bá tốt cho Việt Nam, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới đang trong quá trình phục hồi, các nhà đầu tư đang tìm kiếm các thị trường ổn định và có khả năng ứng phó tốt với các cuộc khủng hoảng.

 Minh Châu 

 - WEF là một trong những diễn đàn toàn cầu uy tín và hoạt động hiệu quả, thu hút sự quan tâm và tham dự của hầu hết lãnh đạo các nước lớn, các tổ chức quốc tế, cũng như các tập đoàn, các công ty hàng đầu thế giới đến để bàn về những vấn đề nổi cộm và thời sự toàn cầu. 

 - Ngoài Diễn đàn quan trọng nhất của WEF được tổ chức thường niên vào tháng 1 tại Davos, WEF Đông Á là một trong những diễn đàn kinh tế khu vực (cùng với châu Phi, Mỹ Latinh, Ấn Độ và Trung Đông) của WEF. Diễn đàn kinh tế Thế giới về Đông Á được tổ chức hằng năm nhằm tăng cường và mở rộng quan hệ kinh tế - thương mại giữa các nước trong khu vực và giữa Đông Á với các khu vực khác trên thế giới. 


Theo đó, từ nay đến năm 2015, TP sẽ xây dựng bến, cầu tàu, nhà chờ tại 18 vị trí. Việc đầu tư xây dựng bến, cầu tàu sẽ được xã hội hóa, trong đó ưu tiên cho các nhà đầu tư đang có phương tiện khai thác các tuyến du lịch tầm gần như Bạch Đằng - Củ Chi, Bạch Đằng - Bình Quới, Bạch Đằng - quận 9… Việc quản lý bến, cầu tàu, nhà chờ dự kiến sẽ giao cho UBND các quận, huyện (thu phí phương tiện cập bến, thu phí quảng cáo, bãi giữ xe…). Tới đây, Sở GTVT sẽ xây dựng, ban hành quy chế chung về hoạt động, khai thác và kết nối các bến, tuyến du lịch đường sông.

Nguồn: www.tgvn.com.vn

Link: http://www.tgvn.com.vn/Item/VN/ChinhTri/2013/6/471F838130034163/

No comments:

Post a Comment