Sunday, June 2, 2013

Thành phố Hồ Chí Minh: Điểm sáng trong việc đổi mới nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở

 Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX) đã ban hành Nghị quyết số 17-NQ/TW (Nghị quyết 17) ngày 18/3/2002 về “Đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở xã, phường, thị trấn”. Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết, có thể khẳng định các địa phương trên cả nước đã tạo một bước đột phá tích cực đúng như tinh thần, tên gọi của Nghị quyết là đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ sở. 

Trong đó, công tác đào tạo cán bộ quân sự ban chỉ huy quân sự xã, phường, thị trấn là một bộ phận quan trọng của sự đột phá đó, TPHCM đã và đang là điểm sáng trong thực hiện vấn đề này. Theo Thiếu tướng Trương Văn Hai, Ủy viên Thường vụ Thành ủy, Tư lệnh Bộ Tư lệnh TPHCM thì khi chưa có Nghị quyết 17, công tác tạo nguồn, bố trí và sử dụng cán bộ quân sự còn nhiều khó khăn. Để khắc phục, một số quận, huyện đã tăng cường sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp đảm nhiệm chỉ huy trưởng, hoặc bố trí quân nhân phục viên, xuất ngũ, cán bộ Đảng, đoàn thể kiêm nhiệm vào các chức danh chỉ huy trưởng, chỉ huy phó, kể cả một số dân quân trưởng thành từ thực tiễn công tác. Do cán bộ bố trí từ nhiều nguồn, chưa qua đào tạo chính quy nên chất lượng cán bộ không đồng đều, kiến thức, kinh nghiệm công tác quân sự, quốc phòng địa phương hạn chế.

Nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và yêu cầu đào tạo cán bộ quân sự cơ sở đồng thời thực hiện nghiêm túc Nghị quyết 17, chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Quốc phòng, Thành ủy - UBND TPHCM đã ban hành nhiều văn bản quan trọng để triển khai. Đồng chí Hứa Ngọc Thuận, Phó chủ tịch UBND TPHCM cho biết: Thành phố quyết định tăng thời gian, chương trình đào tạo đồng thời kết hợp đào tạo giữa Trường cán bộ thành phố và Trường quân sự thành phố, khi học viên ra trường sẽ được cấp bằng trung cấp lý luận chính trị. Ngoài việc chỉ đạo cấp ủy, chính quyền cơ sở làm tốt công tác quy hoạch, tuyển chọn đúng tiêu chuẩn, đủ chỉ tiêu, quan tâm chế độ, chính sách cho cán bộ, thành phố cũng chú trọng đầu tư kinh phí, đảm bảo về cơ sở, vật chất, xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên cho cơ sở đào tạo. Từ năm 2004 đến tháng 4 năm 2013, TPHCM đã tổ chức đào tạo 5 khóa trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở, hiện tại đã tốt nghiệp 443 đồng chí, kết quả tốt nghiệp các khóa trung bình đạt 93,6% khá giỏi. Riêng đào tạo trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự, năm 2011 và năm 2012, TPHCM đã tổ chức nhập học cho 65 đồng chí. Hầu hết cán bộ sau khi tốt nghiệp trở về địa phương công tác đã vận dụng tốt kiến thức được đào tạo, kết hợp chặt chẽ giữa lý luận và thực tiễn, làm tốt chức năng tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương triển khai và thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao. Trong số 443 đồng chí cán bộ tốt nghiệp trình độ trung cấp có 343 đồng chí hiện đang giữ chức vụ chỉ huy trưởng, chỉ huy phó quan sự xã, phường, thị trấn; có trên 10% cán bộ phát triển lên chức danh cao hơn như giữ các cương vị: bí thư, phó bí thư thường trực Đảng ủy, chủ tịch, phó chủ tịch UBND, HĐND cấp xã, phường, thị trấn. Mục tiêu từ nay đến năm 2015, thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu 100% chỉ huy trưởng, chỉ huy phó quân sự xã, phường, thị trấn được đào tạo trung cấp chuyên nghiệp ngành quân sự cơ sở trong đó 35% đạt trình độ cao đẳng, đại học ngành quân sự cơ sở, con số này phấn đấu đến năm 2020 đạt 80%.

 * Trung tướng Phạm Văn Dỹ, Bí thư Đảng ủy, Chính ủy Quân khu 7:  “Chúng ta phải lấy thời điểm tuyển quân là thời điểm quy hoạch, tuyển chọn cán bộ quân sự xã, phường, thị trấn. Như thế mới trẻ hóa được đội ngũ cán bộ, tiết kiệm nhiều thời gian, công sức và hóa giải được rất nhiều bất cập”.

  

 * Đồng chí Phan Công Danh, Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự xã Tân Nhựt, huyện Bình Chánh:  Thời gian học tại trường là cơ hội tốt để tôi rèn luyện bản lĩnh chính trị, tích lũy kiến thức tổng hợp. Trở về địa phương công tác, tôi không hề bỡ ngỡ trên cương vị được giao”.

 THẾ HIỀN 


Ngôi nhà độc nhất vô nhị trên dòng sông Drina ở Serbia, với không gian sống vô cùng độc đáo là ngôi nhà đã được ấp ủ gần 40 năm để xây dựng.

Gần 40 năm ấp ủ giấc mơ được sống trên dòng sông Drina, ông Milija Mandic đã hoàn thiện được căn nhà mà ông đã từng mơ ước. Đó là ngôi nhà gỗ nhỏ trên một tảng đá nhô lên ở giữa dòng sông Drina, gần thị trấn Bajina Basta.

Nguồn: congluan.vn

Link: http://congluan.vn/Item/VN/Thoisu/2013/5/CC0A53A2CCB14A6C/

No comments:

Post a Comment