Sunday, June 2, 2013

Sẽ có hàng chục nghìn tỷ đồng trái phiếu Chính phủ cho giao thông?

 (GDVN) - Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT cho biết: ““Chúng tôi đã lập đề án trình Chính phủ, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng hình thức đầu tư này không hiệu quả, vì ngoài những đoạn tuyến đầu tư bằng BOT rồi thì những đoạn tuyến còn lại không có lợi thế về mặt thu hồi vốn nên phải sử dụng hình thức đầu tư trái phiếu Chính phủ. Chúng tôi đã kiến nghị đầu tư bằng hình thức trái phiếu Chính phủ thì mới có lợi cho đầu tư toàn tuyến”. 

Việc mở rộng quốc lộ 1A và đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên đang thu hút sự chú ý của nhiều địa phương và doanh nghiệp. Trước tình hình thu phí BOT trên địa bàn thì các địa phương cũng rất lo lắng vì mức phí mà các doanh nghiệp phải đóng sẽ nhiều hơn, chi phí sản xuất cao hơn và vô hình chung là giảm tính cạnh tranh của địa phương. Vậy Bộ GTVT sẽ xử lý thế nào?

Theo ông Nguyễn Hồng Trường – Thứ trưởng Bộ GTVT, nhu cầu phát triển hạ tầng rất tại các địa phương đang lớn trong khi nguồn ngân sách lại hạn hẹp, cho nên mô hình xã hội hóa các hình thức đầu tư cho giao thông trong đó có BOT là một phương án được lựa chọn (không chỉ Việt Nam mà nhiều quốc gia khác cũng đã lựa chọn hình thức đầu tư này).

Ông Nguyễn Hồng Trường - Thứ trưởng Bộ GTVT.

“Chúng tôi cho rằng, áp dụng hình thức đầu tư BOT thì huy động được các nguồn lực xã hội đầu tư nhanh các tuyển đường giao thông cùng với ngân sách nhà nước, qua đó mới rút ngắn được thời gian theo đúng nghị quyết là giao thông phải đi trước một bước thì mới có được sự phát triển toàn diện kinh tế - xã hội”, ông Trường nói.

Trước đó, tại cuộc họp báo thường kỳ do Chính phủ tổ chức vào ngày 26/5, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng cho hay, công trình Quốc lộ 1A đã được đưa vào Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương, coi đây là một trong những công trình kết cấu hạ tầng trọng điểm của cả nhiệm kỳ.
Đường Hồ Chí Minh khu vực đi qua Tây Nguyên, cũng có vai trò đặc biệt quan trọng, vì Tây Nguyên là địa bàn về kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh cần đẩy mạnh phát triển, nên hạ tầng phải đi trước. Khác các vùng khác, Tây Nguyên chưa có đường sắt, có một số sân bay nhỏ, để phát triển thì cần tập trung đầu tư giao thông. Yêu cầu đầu tư 2 công trình này là rất cấp bách.

Từ năm 2012, Chính phủ đã báo cáo Quốc hội và Quốc hội đã bàn, thông qua Nghị quyết cho phép phát hành trái phiếu của doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ. Trái phiếu của doanh nghiệp phát hành, được Chính phủ bảo lãnh thực chất là nợ công, nghĩa là khoản tiền này được Quốc hội thông qua về mặt nguyên tắc để tính vào nợ công chung.

Tuy nhiên, hơn 1 năm qua, Bộ GTVT dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, thực hiện đúng và nghiêm túc theo Nghị quyết của Quốc hội, đã tiến hành các công việc chuẩn bị để phát hành trái phiếu doanh nghiệp có bảo lãnh của Chính phủ. Nhưng khi tính toán, thời điểm này rất khó khăn với doanh nghiệp và khi doanh nghiệp phát hành trái phiếu, cộng với lãi suất ngân hàng hiện hữu, chi phí phát hành sau cùng tính vào chi phí làm đường sẽ rất cao.
Do vậy, Chính phủ đã trình Quốc hội cho phép phát hành trái phiếu Chính phủ thay vì phát hành trái phiếu doanh nghiệp có sự bảo lãnh của Chính phủ để thực hiện xây dựng Quốc lộ 1A, thực hiện các dự án trên Quốc lộ 1A và các dự án trên tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua Tây Nguyên.Năm 2012, Chính phủ đã trình. Số tiền lúc đó trình lên vào khoảng trên 57.000 tỷ đồng, gần 58.000 tỷ đồng.

“Tôi xin nói thêm, với định hướng của chúng ta và phù hợp với trình độ phát triển, chúng ta không thể nâng phí giao thông quá cao, do vậy một số đoạn có thể kêu gọi nhà đầu tư, hoặc xây dựng-khai thác-chuyển giao hoặc công-tư cùng làm”, Bộ trưởng Đam nói.

Làm rõ thêm thông tin về nguồn vốn đầu tư, ông Nguyễn Hồng Trường cho hay, ngay từ ban đầu Bộ GTVT đã trình Chính phủ đề xuất phát hành trái phiếu Chính phủ để đầu tư cho những đoạn đường không được đầu tư bằng BOT. Sau đó tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội 13 có nghị quyết giao cho Chính phủ và trực tiếp là Bộ GTVT nghiên cứu đầu tư bằng hình thức trái phiếu của công trình có sự bảo lãnh của Chính phủ.

“Chúng tôi đã lập đề án trình Chính phủ, nhưng chúng tôi cũng nhận thấy rằng hình thức đầu tư này không hiệu quả, vì ngoài những đoạn tuyến đầu tư bằng BOT rồi thì những đoạn tuyến còn lại không có lợi thế về mặt thu hồi vốn nên phải sử dụng hình thức đầu tư trái phiếu Chính phủ. Chúng tôi đã kiến nghị đầu tư bằng hình thức trái phiếu Chính phủ thì mới có lợi cho đầu tư toàn tuyến”, ông Trường nhấn mạnh.


Các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu cũng đã hoàn thành công tác thẩm định và phê duyệt, đang triển khai bước thiết kế và lập dự toán. Trong khi đó, tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây Nguyên từ Đăk Giôn (tỉnh Kon Tum) đến Chơn Thành (tỉnh Bình Phước) dài 663 km. Toàn tuyến đi qua 4 tỉnh khu vực Tây Nguyên là Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông.
Giai đoạn 1 đã hoàn thành nâng cấp, mở rộng đoạn từ Đăk Giôn-Tân Cảnh (Kon Tum) dài 187 km, giai đoạn 2 đang tiếp tục triển khai đầu tư 552 km còn lại. Cụ thể, đã và đang triển khai 274 km (vốn trái phiếu Chính phủ 55km, vốn nhà đầu tư BOT 219 km), còn lại 202 km/6.500 tỷ đồng đang đề nghị đầu tư từ nguồn trái phiếu Chính phủ, dự kiến nếu được phê duyệt đúng tiến độ sẽ có thể hoàn thành cơ bản vào năm 2016.
Để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, Bộ GTVT đang chỉ đạo các chủ đầu tư làm việc với các cơ quan thuộc Bộ Xây Dựng để thẩm định giá gói thầu làm cơ sở chỉ định thầu đảm bảo chặt chẽ, công khai, minh bạch. Bên cạnh đó, ngành giao thông cũng đang chỉ đạo, rà soát, đánh giá năng lực các nhà thầu theo hướng ưu tiên những đơn vị có kinh nghiệm, uy tín và năng lực thực hiện.

 Là Việt kiều Đan Mạch, Nguyễn Thanh Tùng đặc biệt yêu thích phong cảnh và ẩm thực Việt Nam. Cứ sau năm, bảy tháng làm công việc đầu bếp tại các khách sạn cao cấp ở Luân Đôn, anh lại về nước để đi du lịch. Năm 2004, anh đã vượt quãng đường 1.800 cây số từ Hà Nội vào TP. Hồ Chí Minh bằng chiếc xe đạp mini. 

 

 

 Đọc E-paper  

Tháng 3/2011, Thanh Tùng lại túc tắc đạp xích lô từ Hà Nội vào Nha Trang. Sau một thời gian về Đan Mạch trau dồi nghề nghiệp và kiếm tiền, đến tháng 12/2011 anh về Việt Nam, tiếp tục cuộc hành trình dở dang từ Nha Trang đến Cà Mau cũng bằng chiếc xích lô.

 Những kỷ niệm khó quên với chiếc xe độc đáo 

Đầu bếp mê khám phá này cho rằng phong cảnh Việt Nam rất đẹp và người dân rất hiếu khách, nếu đi du lịch bằng xe máy thì khó mà cảm nhận hết điều đó. Vì thế anh thích đi dọc đất nước một cách thong thả bằng các phương tiện có tốc độ thấp hơn.

 

Nguồn: giaoduc.net.vn

Link: http://giaoduc.net.vn/xa-hoi/se-co-hang-chuc-nghin-ty-dong-trai-phieu-chinh-phu-cho-giao-thong/299027.gd

No comments:

Post a Comment