Wednesday, June 5, 2013

Mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện: Bên “nhận” và “cho” đều vui

 GiadinhNet - Có lẽ ít có một mô hình quản lý nào mà cả “bên nhận” và “bên cho” đều mong muốn và hài lòng như việc đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. “Bên nhận” là các UBND huyện và UBND xã còn “bên cho” là Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ. Không chỉ ở tất cả những tỉnh, thành phố đã thực hiện mô hình mà ở nhiều địa phương khác trên cả nước đều có mong muốn này. 

 Cán bộ dân số huyện Bảo Lộc, Lâm Đồng tư vấn kiến thức DS/làm mẹ an toàn cho người dân vùng cao tại chiến dịch. Ảnh:PV 

 Sự quản lý toàn diện 


Đây là ý kiến chung của lãnh đạo UBND tỉnh, huyện khi được khảo sát về mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện. Theo khảo sát do Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành, 86% ý kiến đều cho rằng mô hình Trung tâm thuộc UBND huyện sẽ thuận lợi hơn trong việc triển khai công việc.


Việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ như nhiều tỉnh, thành phố hiện nay theo ý kiến của lãnh đạo các Chi cục thì rất thuận lợi về việc chỉ đạo chuyên môn. Tuy nhiên, chính lãnh đạo các Chi cục cũng cho rằng, việc để Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc UBND huyện là tốt nhất vì công tác DS-KHHGĐ mang tính xã hội hóa cao, cần có sự chỉ đạo của UBND huyện và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị địa phương. Đa số những người đang trực tiếp quản lý, chỉ đạo cán bộ DS-KHHGĐ ở xã (92,1% Chi cục trưởng và 90,1% Giám đốc Trung tâm) mong muốn chuyển cán bộ này thành viên chức của Trung tâm DS-KHHGĐ làm việc tại UBND xã.


Xác định vai trò quan trọng của công tác dân số đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, có tới 81% ý kiến cho rằng mô hình này là thuận lợi. Trong đó, 96% cho rằng rất thuận lợi cho vấn đề phối hợp với các ban, ngành và 94% cho rằng thuận lợi cho việc lồng ghép các hoạt động DS-KHHGĐ trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của huyện. Đặc biệt, các đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh và UBND huyện rất mong muốn và sẵn sàng tiếp nhận Trung tâm DS-KHHGĐ về để công tác lãnh đạo, chỉ đạo được hiệu quả hơn. Bà Cao Thị Hải – Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Sau khi Sở Y tế, Sở Nội vụ có Tờ trình gửi UBND tỉnh về việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý, lãnh đạo tỉnh Thái Bình đã khẩn trương họp bàn lấy ý kiến từ các ban, ngành trong tỉnh. “Chúng tôi thấy việc chuyển Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố quản lý sẽ phát huy hết năng lực trong công tác tham mưu, phối hợp giữa Trung tâm DS-KHHGĐ với các ban, ngành, đoàn thể cũng như UBND các xã, phường, thị trấn. Đây là mô hình hay, rất nên nhân rộng”, bà Hải nhấn mạnh.

 Phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội 


Theo một đồng chí lãnh đạo Sở Nội vụ tỉnh Bình Phước, thì “Chi cục chỉ nên quản lý về chuyên môn còn để địa phương quản lý toàn diện”. Vì theo ông, nếu Chi cục vẫn nhất định giữ Trung tâm trực thuộc mình là “ôm lấy cái khó khăn”. Ông Bạch Sỹ Long, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bình Phước khẳng định: Từ khi Bình Phước áp dụng mô hình này đã thể hiện sự tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy Đảng, chính quyền, thu hút đầu tư nguồn lực đối với công tác dân số.


Chính nhờ sự quản lý trực tiếp của UBND huyện, các Trung tâm DS-KHHGĐ ở Hà Nội, Thái Bình, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Trị, Gia Lai… đã nhận được sự quan tâm, đầu tư thỏa đáng cho công tác DS-KHHGĐ. Tại Hà Nội, các Trung tâm DS-KHHGĐ được UBND các quận, huyện quan tâm đầu tư cơ sở, vật chất hoặc xây trụ sở mới bằng nguồn vốn của quận, huyện (như Long Biên, Gia Lâm, Tây Hồ, Từ Liêm…); đầu tư mua sắm trang thiết bị làm việc cho Trung tâm, với kinh phí xây mới là 3 - 4 tỉ đồng, còn nâng cấp là 300 - 400 triệu đồng. Tại Thái Bình, hàng năm, các huyện đều đầu tư ngân sách cho công tác dân số từ 50 – 70 triệu đồng, có những huyện hơn 100 triệu đồng…


Ngay khi nghiệm thu Báo cáo đánh giá “Mô hình tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ ở tuyến huyện, tuyến xã” do Tổng cục DS-KHHGĐ tiến hành trong thời gian gần đây, ông Nguyễn Tuấn Hưng, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế đánh giá: Phương pháp khảo sát rõ ràng, khoa học, nguồn số liệu đáng tin cậy. “Đây là bằng chứng khoa học để các nhà hoạch định chính sách tham khảo, đề xuất với cấp có thẩm quyền lựa chọn ban hành chính sách xây dựng hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ tuyến huyện và tuyến xã phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội của đất nước”, ông Hưng nói.


Cũng đồng quan điểm trên, với vai trò của người làm ở cơ quan quản lý về tổ chức bộ máy, bà Lại Thị Thanh Xuân - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức biên chế, Bộ Nội vụ đánh giá báo cáo được nghiên cứu, xây dựng công phu, nghiêm túc, có tác dụng tốt phục vụ cho công tác quản lý, chỉ đạo điều hành trong giai đoạn tới. Bà Thanh Xuân nhấn mạnh: “Với kinh nghiệm của người được phân công theo dõi tổ chức và hoạt động của ngành y tế, trong đó có ngành dân số, tôi đánh giá cao chất lượng Báo cáo khảo sát này và nhất trí thông qua; đặc biệt ủng hộ các khuyến nghị trong Báo cáo đưa ra. Những khuyến nghị này cũng phù hợp với những quan sát của chúng tôi khi đi khảo sát tại cơ sở”.

 Thuận lợi của mô hình 


> Có sự thống nhất, sự chỉ đạo của cấp ủy đảng và chính quyền địa phương trong các hoạt động về dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;


>Cả hệ thống chính trị đều có trách nhiệm trong công tác DS-KHHGĐ;


>Được tham mưu trực tiếp với UBND trong việc thực hiện chính sách dân số;


>Là cơ quan của huyện nên có sự hướng dẫn, chỉ đạo UBND phường/xã thuận lợi hơn, thực hiện nhanh hơn, có sự hỗ trợ kinh phí thêm cho các đợt chiến dịch và người triệt sản thuận lợi hơn.


(Báo cáo khảo sát thực trạng bộ máy ở địa phương do Tổng cục DS-KHHGĐ và Viện Xã hội học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, năm 2009)

 Hà Thư 

GỬI Ý KIẾN BẠN ĐỌC

Chia sẻ với bạn bè

CÁC TIN KHÁC

ĐỌC NHIỀU NHẤT

CHUYÊN ĐỀ

2008 © Bản quyền thuộc về GiaDinh.net.vn- Báo điện tử của Báo Gia đình và Xã hội - Bộ Y tế – Tổng cục Dân số-Kế hoạch hóa gia đình
Giấy phép Báo điện tử số: 99/GP-BC ngày 15/3/2007 của Cục Báo chí, Bộ VHTT
Điện thoại: 04.22120681 | Fax: 04.8463556
Điện thoại báo in Gia đình và Xã hội: 043.8463567 – Fax: 043.8463556
Đường dây nóng: Hà Nội: 043.8235807 máy lẻ 24 - 0904852222
Đường dây nóng: TP HCM: 082.2405776 – 0125.043.777
Tòa soạn: 138A Giảng Võ, Ba Đình, Hà Nội
Email: toasoan@giadinh.net.vn
® Ghi rõ nguồn "Giadinh.net.vn" khi bạn phát hành lại thông tin từ website này

Liên hệ quảng cáo: AdMicro
Hà Nội: +84 4 3974 8899 Ext: 3739
TP.HCM: +84 8 7307 7979 Ext: 82149
Email: giadinh@admicro.vn
Mobile: 0932 267 899 (Ms. Vũ Thị Thanh Thủy)
Hỗ trợ & CSKH: 01268 269 779 (Ms. Nguyễn Thị Thơm)
Add: Tầng 5 & tầng 11, số 25-27 Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội
én bạc | phụ nữ, gia đình, làm đẹp
giải trí, xã hội | tài chính, chứng khoán, doanh nhân


Nguồn: giadinh.net.vn

Link: http://giadinh.net.vn/dan-so/mo-hinh-dua-trung-tam-dskhhgd-truc-thuoc-ubnd-huyen-ben-nhan-va-cho-deu-vui-20130605093953471.htm

No comments:

Post a Comment