Monday, June 3, 2013

Khắc phục nhiều bất cập của Pháp lệnh

 “Sự cần thiết phải ban hành Luật Bảo vệ và Kiểm dịch thực vật để khắc phục nhiều bất cập của Pháp lệnh Bảo vệ và Kiểm dịch động vật sau 10 năm có hiệu lực” là ý kiến của hầu hết đại biểu (ĐB) Quốc hội tham dự thảo luận tổ chiều ngày 31/5. 

  

Dự thảo luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật gồm có 5 chương, 77 điều, trong đó ngoài những quy định chung, có quy định về phòng chống sinh vật gây hại thực vật; kiểm dịch thực vật; thuốc bảo vệ thực vật...


  Quản lý và kiểm soát thuốc bảo vệ thực vật sẽ được điều chỉnh bằng luật.  

So với Pháp lệnh Bảo vệ và kiểm dịch thực vật hiện hành, dự thảo luật đã có nhiều quy định mới, bổ sung một số nguyên tắc mới trong hoạt động bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đó là nguyên tắc về phòng chống sinh vật gây hại phải theo phương châm phòng là chính, sử dụng đồng bộ các biện pháp phòng chống sinh vật gây hại trong đó ưu tiên các biện pháp sinh học…

Nhất trí về sự cần thiết ban hành Luật, tuy nhiên, ĐB Khúc Thị Duyền (Thái Bình) góp ý, Ban soạn thảo cần nghiên cứu, rà soát lại các quy định trong dự thảo Luật theo hướng dẫn chiếu cụ thể các quy định của pháp luật có liên quan; với các vấn đề đã được thực tiễn kiểm nghiệm thì nên quy định cụ thể ngay trong dự thảo Luật, để khi ban hành Luật thực thi ngay được, không cần chờ văn bản hướng dẫn.

Để bảo đảm tính minh bạch trong thương mại quốc tế về kiểm dịch thực vật, ĐB Duyền kiến nghị, dự thảo Luật cần bổ sung một số quy định về thời gian phân tích nguy cơ dịch hại; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép kiểm dịch thực vật nhập khẩu đối với một số vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật nhập khẩu không vì mục đích thương mại (ví dụ nhập khẩu hạt giống để phục vụ nghiên cứu khoa học và phát triển giống, nhập khẩu vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phục vụ triển lãm hoặc hội chợ); trách nhiệm phối hợp giữa tổ chức kiểm dịch thực vật vùng với tổ chức bảo vệ thực vật (BVTV) địa phương trong việc kiểm dịch thực vật sau nhập khẩu như phải thông báo khu vực thực hiện cách ly để gieo trồng, nhân nuôi giống cây trồng nhập khẩu sau thông quan…

Đến từ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ĐB Lê Thị Công nhận định: Lượng xuất khẩu các loại hàng hóa không qua kiểm dịch tăng nhanh theo các năm, riêng năm 2012 là 48,6 triệu tấn. Cả nước hiện có hơn 28.000 cơ sở bán thuốc BVTV, trong đó 1.644/ gần 15.000 cơ sở được kiểm tra có sai phạm vì bán thuốc hết đát, thuốc không rõ nguồn gốc hay cơ sở chưa được cấp phép đã kinh doanh… ĐB Công kiến nghị: Luật cần có quy định rõ ràng về sản xuất bảo quản, vận chuyện kinh doanh thuốc BVTV nhập khẩu vào VN; quy định các mức xử phạt nếu vi phạm về thuốc BVTV, ban hành danh mục thuốc BVTV nằm trong giới hạn cho phép. Đặc biệt, Luật phải có quy định về cán bộ Chi cục BVTV các địa phương phải là người có kiến thức giống như bác sĩ cây trồng để Hướng dẫn cho người nông dân sử dụng như thế nào cho an toàn.

ĐB Đặng Thuần Phong (Bến Tre) thì lo lắng bởi hiện nay, công tác quản lý việc sử dụng thuốc BVTV trên cây trồng còn quá mỏng. Trong khi cơ quan chức năng chỉ vào cuộc khi đã xảy ra vụ việc mà không hề có phòng. Đặc biệt việc buôn bán thuốc BVTV (như thuốc trừ sâu) càng bị bỏ qua, buông lỏng quản lý nên dân tự ý mà làm mà không sợ cơ quan chức năng “sờ gáy”. Ngoài ra, việc nhập khẩu các loại thực vật từ nước ngoài, khẩu kiểm định để xem có đảm bảo phù hợp với VN không hầu như bị bỏ ngỏ. “Tất cả phải được quy định rõ trong dự Luật lần này” - ĐB Phong kiến nghị.

Về đối tượng điều chỉnh của Dự án Luật, đa số ĐB tán thành với đối tượng điều chỉnh của dự thảo Luật là thực vật. Tuy nhiên, cũng đề nghị Ban soạn thảo cần làm rõ khái niệm “thực vật” và khái niệm “tài nguyên thực vật” đồng thời bổ sung giải thích khái niệm “thực vật” vào Điều 3 về giải thích từ ngữ.

Liên quan đến trách nhiệm quản lý Nhà nước về Bảo vệ và kiểm dịch thực vật, nhiều ý kiến đề nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ NN-PTNT trong quản lý nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, đồng thời phân định rõ trách nhiệm quản lý nhà nước giữa UBND cấp tỉnh, huyện và cấp xã trong việc quản lý Nhà nước về bảo vệ và kiểm dịch thực vật.


Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: nongnghiep.vn

Link: http://nongnghiep.vn/nongnghiepvn/72/1/1/110855/khac-phuc-nhieu-bat-cap-cua-phap-lenh.aspx

No comments:

Post a Comment