Sunday, June 2, 2013

Hoan hô thầy bói

 Có những “bản tin nho nhỏ” hàng ngày trên truyền thông như bà chủ tịch xã ăn chặn tiền xây nhà vệ sinh, các ông quan xã ỉm tiền hỗ trợ người nghèo, thậm chí biến người chết thành người sống, phù phép người sống thành đã qua đời để ăn chặn các loại tiền chính sách. 

 >> Đón đọc ấn phẩm Lao Động & Đời sống số 07 

To hơn một chút là trưởng ban quản lý và bảo vệ rừng Đăk Ntao (Đắc Nông) thuê người phá 3,3ha rừng để lấy gỗ bán, hoặc dự án điện mặt trời cho các xã miền núi đã nghiệm thu từ mấy năm nay, nhưng mới phát hiện ra hàng đống thiết bị còn phơi nắng đội mưa chưa lắp đặt.

Nói chung, cứ nhìn từ trên cao xuống cấp thấp nhất (huyện, xã) đều thấy rõ sự bất lực (hay tiếp tay) của những người trong chính quyền cơ sở cho các hành vi tham nhũng, phá hoại tài nguyên, biển thủ công quỹ. Thậm chí có huyện miền núi nghèo ở Quảng Nam khi một vị phó thủ tướng hỏi về “lâm tặc – vàng tặc”, cán bộ huyện đã báo cáo trung thực: Huyện chuẩn bị ra quân dẹp “giặc” là y như rằng có “gián điệp” báo xuống xã, “giặc” rút lui hết. Khi “giặc” ở trong nhà, trong cơ quan thì còn gì để nói!

Nhưng với cấp thấp dẫu sao mọi người đều biết, thậm chí nhìn bằng mắt thịt của người trần cũng thấy rõ mồn một sự tha hóa biến chất của một bộ phận cán bộ công chức. Còn nếu ngồi từ dưới tầm thấp nhìn lên cao lại khác, tầm nhìn hạn chế bởi trời nhiều mây. Những đám mây xám kiểu “cơ chế, chính sách bất cập” hoặc “chưa có chế tài” hay “lỗi hệ thống”… khiến chúng ta cũng “mờ u mu huyền mù” về thực trạng kinh tế xã hội.

Đây không nói các vụ phạm pháp hình sự. Nhiều người, cứ tạm gọi là “nhẹ dạ cả tin” lại chăm chăm lên mạng xã hội, đọc gì tin nấy, mặc dù phần lớn là thông tin phán đoán, quy chụp, tâm huyết cũng có, hằn học cũng có, người trong cuộc nói nước đôi, người ngoài cuộc cũng ''rửa tay'' nhưng chưa ''gác kiếm'' nói nhiều hơn cả. Với cái nhìn chính thống, mạng xã hội vẫn được coi không phải là báo chí (dù tác nghiệp như báo chí), thậm chí bị xem là thông tin vỉa hè.

Nhưng có khói vì đã có lửa. Đã có lửa thì phải đề phòng hỏa hoạn. Hệ thống truyền thông quốc gia của Việt Nam đủ mạnh để làm đúng chức năng của mình và dư sức để “tuyên chiến” với những thông tin được xem là không chính thức, thậm chí là võ đoán, bịa đặt. Nhưng không hiểu vì sao điều này hầu như ít xảy ra, trừ việc nhất loạt đăng các bản tin chính thức được phát đi từ cơ quan có thẩm quyền. Chính hiện tượng “đường ai nấy đi” đã khiến người dưng thêm khó hiểu về bản chất của các thông tin, thậm chí các góc nhìn khác nhau còn “nguy hiểm” hơn thông tin của các ông “thầy bói xem voi”.

Cộng con đỉa to, cái quạt thóc, cái chổi xể, cái cột nhà cháy… lại vẫn là con voi xù xì. Còn những thông tin đa chiều lại khác, không hướng nhận thức của công chức vào một con vỏi con voi mà ly tán đi nhiều phương hướng, khó tìm được sự đồng thuận chung. Có câu “Đoàn kết là sức mạnh”, đồng thuận sẽ có đoàn kết. Còn phân ly tư duy, nhận thức, đánh giá hoặc chỉ nhìn thấy mây đen che khuất trời xanh, núi xanh thì lại khác.

30% cán bộ công chức “vác ô”, nhưng chỉ có mỗi một bác bí thư “vi hành” quán càphê sáng. Mới có một địa phương ghi hình chiếu lên tivi tỉnh nhà những cán bộ công chức ăn nhậu trong giờ hành chính, ''chém gió'' như… dân quèn. Có vài bác cán bộ mạnh dạn tuyên bố có “chạy chức”, “bôi trơn”, nhưng nói rồi chẳng tìm cách gì để chứng minh mình nói đúng.

Năm ông thầy bói đã chia sự thật ra thành 5 khúc, cộng lại đã miêu tả đúng hình tượng con voi. Và chỉ có thế mà thôi!


Có thể là do các dịch vụ Thanh làm đều liên quan đến "trăng", như kinh doanh Nhà hàng Full Moon (Phố Trăng Hội An), hay sản phẩm phiên chợ quê Hội An mang cái tên thơ mộng "Bến sông trăng". Và cũng có thể do suy nghĩ của Thanh về nghề, về công việc kinh doanh cũng có chất lãng mạn, phiêu linh, đến "trăng" cũng thành sản phẩm độc đáo.

Khơi lại giá trị bản địa

Ý tưởng "bán trăng" xuất hiện khi Phan Xuân Thanh nhận được đơn đặt hàng một buổi tiệc đêm dành cho số khách du lịch MICE đến từ khắp thế giới.

Anh có thể đáp ứng tối đa yêu cầu của khách với cơ sở Nhà hàng Full Moon rộng hàng ngàn mét vuông, nhưng khi biết được những yêu cầu khắt khe của đối tác, Thanh chợt nghĩ đây chính là hợp đồng lý tưởng để thực hiện một sản phẩm độc đáo nhất từ trước đến nay trong văn hóa ẩm thực.

Những ngày sau đó, kịch bản của phiên chợ quê mang cái tên "Bến sông trăng" được gửi đến khách hàng, và họ đã kinh ngạc lẫn thích thú khi thấy bữa tiệc tối của tập đoàn đã được biến thành chuyến đi tham dự một phiên chợ quê thế kỷ XIX, tận hưởng tất cả những nét đặc sắc trong văn hóa bản địa của thương cảng Hội An trên bến dưới thuyền trong một đêm trăng rực rỡ.

Nguồn: laodong.com.vn

Link: http://laodong.com.vn/xa-hoi/hoan-ho-thay-boi/119201.bld

No comments:

Post a Comment