Sunday, June 2, 2013

Bảo vệ ngư dân ngay trên thực địa

 Ngay sau khi đơn phương công bố lệnh cấm đánh bắt cá tại Biển Đông trong mùa đánh bắt cá năm nay, chỉ 4 ngày sau (ngày 20-5), 16 tàu của Trung Quốc đã "quây” và có động thái ngăn cản đối với tàu cá mang số hiệu QNg 90917 TS của tỉnh Quảng Ngãi cùng 15 ngư dân đang hoạt động nghề cá bình thường tại khu vực nằm hoàn toàn trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam. Mô tả cho chân thực về cái sự ngăn cản ấy thì phải là "một đòn hội đồng” kiểu "lấy thịt đè người” mà họ vẫn quen làm từ xưa đến nay. Đáng nói hơn, việc để cho 16 con tàu (mà tàu nào cũng to gấp mấy lần tàu cá của ta) vây ráp tàu cá của ngư dân Việt càng chứng tỏ- họ- Trung Quốc đã chuẩn bị kỹ càng cho việc thực thi cái lệnh cấm phi lý ấy. Nó cũng chứng tỏ, họ ngày càng trở nên hung hăng hơn trên thực địa. 


Theo như xác minh của cơ quan chức năng Việt Nam thì, tàu Trung Quốc mang số hiệu 264 đã đâm thẳng vào tàu cá Quảng Ngãi gây hỏng mạn tàu, đe dọa nghiêm trọng đến tính mạng của ngư dân. Còn điều tra của một báo điện tử mô tả còn rõ hơn nữa. Be phải tàu bị gãy dài 17 m; be phía sau gãy 6,8 m; 4 đà ngang, ca bin cũng gãy, ba bóng đèn (mỗi bóng 1.000 W) vỡ toác... Ước tính tổng thiệt hại 100 triệu đồng, chưa kể chi phí nhiên liệu tốn thêm hàng chục triệu đồng vì hành trình trở về cảng mất thêm nửa ngày. Sự nghiêm trọng của vụ việc chưa biết sẽ đến đâu nếu tàu cá QNg 90917 TS là một tàu nhỏ (công suất dưới 340 CV), không có công nghệ - trang thiết bị hiện đại và như thế, người ta hoàn toàn có thể phải nghĩ đến một tình huống xấu nhất cho 15 ngư dân của Quảng Ngãi. Về hành động phi nghĩa, trái với tinh thần nhân đạo chung ấy, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lương Thanh Nghị (hôm 27-5) đã yêu cầu "phía Trung Quốc xử lý nghiêm khắc các hành vi của các tàu nói trên, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam và không để tái diễn các vụ việc tương tự.” Cũng trong tuyên bố ấy, Người phát ngôn của ta đã cho biết: Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gặp đại diện ĐSQ Trung Quốc tại Hà Nội trao công hàm phản đối hành động nói trên. Ông Lương Thanh Nghị còn mạnh mẽ tuyên bố: "Hành động của các tàu Trung Quốc đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở Biển Đông, đe dọa đến tính mạng và gây thiệt hại về tài sản của ngư dân Việt Nam. Hành động này cũng đi ngược lại Thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam – Trung Quốc, trái với tinh thần Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC), gây phức tạp thêm tình hình trên biển.”


Thế nhưng, cũng giống như một vài lần trước, ngày 28-5, trong một buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Hồng Lỗi vẫn ngang nhiên nói rằng: Ngư dân Việt Nam đánh bắt trái phép trong vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của họ; và rằng, tàu Trung Quốc chỉ đang "thực thi nhiệm vụ trên biển’ mà thôi. Chứng cứ ở đâu mà họ dám bảo rằng Hoàng Sa là vùng biển của mình; khi chính họ chưa từng bao giờ được cộng đồng quốc tế công nhận cái gọi là chủ quyền ở vùng biển vốn thuộc quyền cai quản của nhiều đời con dân đất Việt. Về những hành động của Trung Quốc, có thể nói, nó đã được tiên liệu từ trước; chỉ có điều để gia tăng cường độ gây chuyện trên thực địa, họ đã chẳng từ một thủ đoạn nào, dù nó là thủ đoạn tàn bạo - đánh vào dân thường vô tội và đang làm ăn trên chính vùng biển của Tổ quốc mình. Họ tưởng, như thế sẽ khiến những ngư dân Việt sợ hãi mà bỏ biển. Chỉ có điều, họ đã nhầm khi chính con tàu này lại chuẩn bị giong buồm ra khơi trong một ngày gần đây.


Trong một diễn biến khác, được truyền thông Trung Quốc loan báo, hải quân nước này vừa hoàn thành một cuộc tập trận trên Biển Đông- cuộc tập trận mà theo như bình luận của Thiếu tướng Lê Văn Cương thì là "một mũi tên trúng ba đích”: Vừa luyện quân, vừa gửi "thông điệp ngầm’ (như một lời đe dọa-NV) tới những nước đang có tranh chấp chủ quyền với họ và… vừa có ý khoe sức mạnh với các cường quốc khác. Xâu chuỗi việc tập trận và cho tàu của mình đâm tàu cá của ngư dân Việt có thể thấy, Trung Quốc đang không ngừng thực hiện chiến lược nhất quán trong việc xâm chiếm ở Biển Đông. Vấn đề là liệu có ngư dân nào của Việt Nam lo sợ trước các động thái ấy? Câu trả lời là không!


Vừa trở về từ chuyến đi biển sóng gió ấy, các ngư dân cùng chủ tàu- ngư dân Trần Văn Quang đã bước đầu nhận được khoảng 100 triệu đồng tiền hỗ trợ từ MTTQ tỉnh Quảng Ngãi, Quỹ Hỗ trợ ngư dân của tỉnh này cũng như Quỹ Tấm lòng vàng... Những trợ giúp ấy chính là nguồn động viên lớn để ngư dân vững dạ ra khơi, bám biển. Nhưng cũng từ sự việc trên đã cho thấy, bảo vệ ngư dân đã trở thành vấn đề cấp thiết của chúng ta. Bằng con đường ngoại giao, chúng ta đã nhiều lần lên án mạnh mẽ, đã không ít lần trao công hàm phản đối cho phía Trung Quốc. Nói tóm lại, các biện pháp ngoại giao cần thiết chúng ta đã thực hiện khá tốt. Vấn đề đặt ra là làm sao cùng với các biện pháp ngoại giao, cơ quan chức năng của ta phải bảo vệ được ngư dân ngay trên vùng biển Tổ quốc- đây mới là điều quan trọng nhất, cấp thiết nhất.


Trong thực tế, chúng ta đã có cảnh sát biển, có lực lượng kiểm ngư, có lực lượng biên phòng. Vậy, nên chăng đã đến lúc tính tới cơ chế thành lập các đội tàu đánh cá với vài ba chiếc có tàu kiểm ngư- tàu hậu cần đi kèm để "một công đôi ba việc”; vừa thực hiện khâu hậu cần nghề cá ngay trên biển; vừa trợ giúp ngư dân khi cấp bách. Vả lại, nếu chúng ta có những đội tàu như thế, tin rằng, tàu Trung Quốc sẽ bớt ngông cuồng khi cố tình đối đầu với tàu cá của ngư dân Việt. Nếu bảo vệ được ngư dân trên thực địa, điều đó cũng có nghĩa chúng ta sẽ khẳng định bằng hành động thực tế việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền lãnh hải của Việt Nam.


Hoàng Mai

Để chuẩn bị cho hành trình, đầu tiên, chàng Việt kiều tháo vát đầu tư khá kỹ vào chiếc xích lô. Không tìm được thợ ưng ý, anh phải tự làm khá nhiều việc: Thay bánh xe sau bằng bánh xe đạp có 7 số đùm với bộ thắng chắc chắn hơn, rồi nhờ thợ tiện lại hai bộ đùm trước của xe xích lô để rút căm với hai cái niềng của xe đạp. Nhờ sự thay đổi đó mà chiếc xích lô cải tiến nhẹ bớt được khoảng 20kg.

Anh chế thêm một cái mái che nắng, một thùng đựng nước uống ướp lạnh phía sau và gắn thêm bộ máy đo kilômét. Muốn có bạn đồng hành cho chuyến đi thêm vui, anh mang thêm một chú cún nhỏ xinh xắn tên Mau trong chiếc giỏ mây đặt ở phía trước.

Sáng 8/12/2011, vị du khách trên chiếc xích lô độc đáo xuất phát từ Nha Trang với hành trang gọn nhẹ. Ngày đầu tiên của cuộc hành trình, anh đi được 46km. Đến ngày thứ ba, anh đã vươn đến con số 92,5km.

Hôm đó, đoạn đường chạy ngang qua Phan Rang gió thổi rất mạnh. Thanh Tùng không cần đạp mà xe vẫn lao tới với tốc độ lên tới 35km/giờ. Do phải ghì thắng để giảm tốc độ lại cho an toàn nên anh chỉ có thể lái xe một tay. Đây quả thật là một thử thách!

Nguồn: daidoanket.vn

Link: http://daidoanket.vn/index.aspx?chitiet=65144&menu=1384&style=1

No comments:

Post a Comment