Sunday, June 9, 2013

Đại biểu Quốc hội nói gì trước giờ bỏ phiếu tín nhiệm?

 Hôm nay (10/6), Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm các chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. 

Theo lịch trình, đầu giờ sáng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng báo cáo một số vấn đề về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 35/2012/QH13 của Quốc hội về việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm. Quốc hội biểu quyết danh sách những người được Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm và thảo luận ở đoàn.

Cuối giờ chiều, Trưởng ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Nương trình bày báo cáo tổng hợp kết quả thảo luận ở đoàn và báo cáo về các vấn đề có liên quan đến việc lấy phiếu tín nhiệm và người được lấy phiếu tín nhiệm. Ngay sau đó, Quốc hội bầu ban kiểm phiếu và tiến hành lấy phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu sẽ được công bố trong sáng thứ Ba (11/6) và Quốc hội ra nghị quyết về vấn đề này.

Việc lấy phiếu tín nhiệm được quy định tại Hiến pháp 1992, tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 49 chức danh do Quốc hội bầu, phê chuẩn. Trước giờ bỏ phiếu, đại biểu Quốc hội chia sẻ gì?

 

Đại biểu Ngô Văn Minh.
Đại biểu Ngô Văn Minh (Quảng Nam): Bỏ phiếu không phải để loại ai  

Tự nhận mình là người cương trực, thẳng thắn, đại biểu xứ Quảng nói rằng, những ngày qua, ông dành nhiều thời gian nghiên cứu từng bản báo cáo và các kênh thông tin liên quan chức danh được lấy phiếu kỳ này. “Không thể nói không áp lực được, mỗi lá phiếu là cả trách nhiệm nặng nề”, ông Minh nói.

- Nhưng nhiều ý kiến vẫn lo ngại liệu những lá phiếu có bị chi phối bởi động cơ cá nhân nào đó? 

Trên cơ sở ý kiến nhân dân và qua theo dõi, giám sát hoạt động từng vị, ta có nhiều luồng thông tin để chắt lọc, đánh giá chính xác, công tâm. Chúng ta không được đưa động cơ cá nhân làm sai lệch kết quả, không vì bực bội việc gì đó mà bỏ phiếu thấp, đồng thời chống khuynh hướng vì nể nang, cảm tình riêng tư mà dồn phiếu cho ai đó. Phải khắc phục cả hai khuynh hướng đó, để đảm bảo rằng việc bỏ phiếu là đúng, khách quan.

- Người làm nhiều, va chạm nhiều sẽ cảm thấy bất lợi khi bỏ phiếu so người làm ít, va chạm ít, thưa ông?  

Theo tôi là không cầu toàn. Không phải ai cao phiếu là phấn khởi, thấp phiếu phải suy nghĩ nặng nề. Bởi người làm nhiều việc, đảm nhận nhiều việc thì va chạm nhiều hơn, sai phạm nhiều hơn. Tức là làm nhiều thì ưu điểm nhiều nhưng khuyết điểm cũng nhiều, nhất là những việc liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới người dân. Nhiều Bộ có rất nhiều lĩnh vực đụng chạm quyền lợi người dân, thì người đảm nhận vị trí đó không tránh khỏi va chạm. Những lĩnh vực như vậy thì trên 50% tín nhiệm là tốt rồi. Bởi ở đời, có 10 người, yêu đến 9 chưa chắc đã tốt, lại nghĩ quá hoàn hảo rồi chủ quan mà không soi lại mình để tiến bộ hơn. Nhưng ngược lại, để người ta soi mình quá thì cũng phải hết sức tránh, bởi làm sao mà để người ta ghét nhiều thế.

- Ông sẽ lựa chọn để bỏ phiếu thế nào?  

Tính tôi thì cương trực, thẳng thắn, tôi góp ý nhiều mà không sửa, sửa không đến nơi đến chốn thì không thể tín nhiệm cao. Nghĩa là phải khách quan, công bằng. Tôi nghĩ là các đại biểu được nhân dân tín nhiệm cử ra thì họ đều có ý thức như vậy.

- Với kết quả bỏ phiếu, cử tri thể hiện quyền giám sát thế nào, thưa ông?  

Căn cứ kết quả để soi lại, xem việc đánh giá như thế chính xác không. Chỗ nào Quốc hội quyết định chưa chính xác thì nhân dân có quyền kiến nghị, đó là vị này, vị kia vì sao làm như thế mà được tín nhiệm cao hay ngược lại. Bởi nhân dân có quyền giám sát và bày tỏ chính kiến của mình.

 - Trước giờ bỏ phiếu, ông cảm thấy… 

Tôi thấy rất có áp lực, rất trăn trở, suy nghĩ chứ không phải cứ cầm lá phiếu lên muốn bỏ cho ai thì bỏ. Nhức đầu lắm.

- Các đại biểu có “hội ý, nhìn nhau” trước khi bỏ phiếu không? 

Sẽ có thảo luận ở đoàn. Song, khi bỏ phiếu, mỗi người thể hiện tư duy độc lập, chính kiến độc lập. Phiếu thấp thì phải hoàn thiện hơn để làm sao lần sau được tín nhiệm cao hơn. Tự anh phải suy nghĩ…

- Đã có ai gọi điện “bày tỏ” khiến ông bị chi phối?  

Làm gì có chuyện đó. Đã thực hiện quyền bỏ phiếu thì không thể để chi phối như vậy. Tôi nghĩ rằng, bỏ phiếu không phải để loại bỏ ai cả, không phải vì hành động nào đó không đúng đắn. Mục đích là xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm.

Tôi muốn nói rằng, mọi việc hoàn hảo quá chưa chắc đã tốt. Bởi điểm cuối cùng của sự hoàn hảo lại là điểm bắt đầu của sự không hoàn hảo. Đó là triết lý cuộc sống. Cho nên không có gì phải lo lắng.

 

Đại biểu Lê Như Tiến.
Đại biểu Lê Như Tiến (Quảng Trị): Chỉ là trao đổi chứ không có chuyện gợi ý bỏ phiếu cho ai  

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục Lê Như Tiến cho hay, các bản báo cáo của mỗi chức danh được lấy phiếu kỳ này đã được ông nghiên cứu kỹ, xem đi xem lại nhiều lần…

- Ông đánh giá thế nào về những bản báo cáo này?  

Tôi thấy phần nhiều các báo cáo đầy đủ, chi tiết. Báo cáo nêu rõ các công việc của bản thân mình, ngành mình và nêu những nguyên nhân khó khăn, thuận lợi cơ bản, cũng có nhiều báo cáo nhận rõ trách nhiệm của mình về điểm yếu, tồn tại, bất cập trong quản lý điều hành. Tuy nhiên, một số báo cáo chưa thấy nêu lên khuyết điểm, nhược điểm và đề ra hệ thống giải pháp để khắc phục. Có báo cáo nặng về liệt kê thành tích trong khi có báo cáo lại đi sâu về những nhược điểm, tồn tại và đề ra giải pháp khắc phục…

- Ngoài “xem đi xem lại” báo cáo, ông dựa vào điều gì nữa khi bỏ phiếu?  

Báo cáo chỉ là một kênh thông tin. Đại biểu Quốc hội khi bỏ phiếu không chỉ dựa vào báo cáo mà có rất nhiều kênh để tìm hiểu những người mà mình bỏ phiếu. Đó là ý kiến cử tri nơi các vị ấy cư trú, công tác; kênh dư luận xã hội, các phương tiện thông tin đại chúng; rồi ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực chuyên sâu; kênh giám sát thực tiễn… Tôi nghĩ là với nhiều kênh thông tin như vậy, đại biểu đánh giá khách quan đối với từng vị một, từng lĩnh vực, từng ngành. Việc lấy phiếu tín nhiệm lần này là rất quan trọng đối với việc đánh giá con người, đặc biệt là đối với những cán bộ cao cấp ở các lĩnh vực, các cương vị công tác trọng trách, là thước đo trách nhiệm cá nhân…

- Vấn đề là làm thế nào để cử tri tin tưởng với lá phiếu của đại biểu? 

Tôi cho rằng đại đa số đại biểu Quốc hội có đủ cơ sở để bỏ phiếu được khách quan, trách nhiệm, công tâm, làm đúng chức năng, nhiệm vụ của mình, được cử tri tín nhiệm giao phó trọng trách này.

- Đến giờ này, ông có nhận được sự “gợi ý” nào không?  

Tôi không thấy việc đó. Chỉ có thể là các vị tâm sự, trao đổi với đại biểu Quốc hội để hiểu rõ hơn chứ không phải là sự “gợi ý” nào.

- Gặp gỡ những người mà mình sắp bỏ phiếu, ông cảm thấy… 

Việc đó bình thường thôi. Bản thân tôi cũng thường xuyên tiếp xúc với các vị cả bên hành pháp, lập pháp, tư pháp và coi đấy là một nhiệm vụ thường xuyên của đại biểu Quốc hội. Sự tiếp xúc này để hiểu nhau hơn và thúc đẩy công việc chứ không phải ý gì khác…

 

Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc.
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc: Sẽ công khai với báo chí  

Liên quan việc kết quả bỏ phiếu tín nhiệm có công khai tỷ lệ phần trăm với từng chức danh trước công luận hay chỉ giới hạn để đại biểu Quốc hội được biết, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho hay, không có “bí mật” trong việc này…

- Cụ thể, báo chí sẽ được tham gia và công khai ở công đoạn nào, thưa ông?  

Quy trình này sẽ được công khai với việc báo chí tham gia ngay từ khâu các đại biểu bỏ phiếu, công bố kết quả kiểm phiếu theo từng chức danh. Việc công bố sẽ theo 3 mức độ, gồm tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp.

Theo đó, ban kiểm phiếu sẽ công bố theo trị số tuyệt đối bao nhiêu phiếu mỗi loại gồm “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm” và “tín nhiệm thấp”. Ví dụ, ông A được bao nhiêu phiếu tín nhiệm cao, bao nhiêu tín nhiệm và bao nhiêu tín nhiệm thấp, tỷ lệ như thế nào. Chỉ khi số phiếu tín nhiệm dưới 50% mới dẫn đến hệ quả tiếp theo, chẳng hạn có 400 đại biểu mà có tới 201 phiếu tín nhiệm thấp thì bị coi là không đạt.

Ai được cử tri, đại biểu đánh giá tín nhiệm cao nhiều thì anh là người hoàn thành tốt nhiệm vụ, còn tín nhiệm thì là hoàn thành nhiệm vụ. Người nào nhiều phiếu tín nhiệm thấp quá thì mới đánh giá là không hoàn thành nhiệm vụ.

- Trong danh sách bỏ phiếu, ông vừa bỏ cho chính mình, lại bỏ cho những người khác, trong đó có những quan hệ thân thiết, hẳn đều là “tín nhiệm cao”? 

Tôi phải suy nghĩ kỹ vì mình đại diện cho dân, lĩnh vực nào “tư lệnh” hoàn thành tốt thì khi cầm lá phiếu đánh giá cho chính xác. Tiêu chí đầu tiên đối với người được bỏ phiếu là hoàn thành nhiệm vụ hay không, rồi phẩm chất đạo đức thế nào. Cái quan trọng nhất người ta nhìn vào anh là với tư cách “tư lệnh” một ngành, không làm tốt thì tôi đánh giá anh không hoàn thành nhiệm vụ, chứ không phải dựa vào quan hệ thân hay không mà tín nhiệm cao.

- Thời điểm bỏ phiếu sắp bắt đầu, công việc chuẩn bị đã làm đến đâu?  

Chúng tôi cố gắng hoàn thành tốt nhất theo quy định, như thiết kế mẫu phiếu, danh sách ban kiểm phiếu, các báo cáo liên quan. Đây là lần đầu tiên sau 69 năm Quốc hội mới tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm, chắc chắn quá trình làm sẽ tiếp tục rút kinh nghiệm…


  Trước khi detox:  

Cần phải có chế độ ăn uống riêng trước khi bước vào detox thực sự để quá trình đạt được hiệu quả. Tuyệt đối tránh xa các loại đồ ăn giàu protein, bánh mỳ trắng, bánh ngọt, đường và các đồ uống có chất kích thích như cafe hay rượu. Bạn chỉ nên ăn những đồ ăn chưa qua chế biến như salad, hoa quả, ăn nhiều rau và uống thật nhiều nước.

Đặc biệt là đồ uống tẩy lọc gan 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối. Công thức pha chế đồ uống tẩy lọc gan gồm hỗn hợp: 2 thìa xúp đầy (hoặc 1/3 cốc) dầu ôliu, 1/3 hoặc 2/3 cốc nước chanh tươi, 3-5 nhánh tỏi, một mẩu gừng nhỏ, nửa gram ớt đỏ và đổ đầy với nước cam ép. Nếu không có nhiều thời gian tận hưởng sự nghỉ ngơi, thư giãn ở resort thì bạn nên chuẩn bị quá trình này trước ở nhà.

  Quá trình detox  :

Quá trình detox có nhiều cấp độ với các khóa kéo dài khác nhau. Thông thường đối với những người không có nhiều thời gian, đi du lịch kết hợp detox thường chọn khóa kéo dài 3,5 ngày. Còn nếu bạn có dư dả thời gian và muốn giảm cân cũng như thanh lọc cơ thể thực sự thì nên tham gia khóa 7 ngày sẽ giúp cho quá trình thải độc tố triệt để và hiệu quả hơn nhiều.

Quan trọng bạn phải xác định được rằng, thay vì đi du lịch và khám phá ẩm thực phong phú như những chuyến đi thông thường, bạn sẽ phải nhịn ăn hoàn toàn trong quá trình detox.

Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: cand.com.vn

Link: http://cand.com.vn/vi-vn/thoisu/2013/6/201061.cand

No comments:

Post a Comment