Monday, June 3, 2013

Đại biểu Quốc hội “chê” dự án Luật Tiếp công dân nhiều “sạn”

 (PL&XH) - Chiều hôm qua (31-5), các ĐBQH đã thảo luận tại tổ về Luật Tiếp công dân. 

Chỉ ra “hạn chế” của dự thảo Luật Tiếp công dân, ĐB Lê Minh Thông (Thanh Hóa) cho rằng “Luật này còn nhiều sạn, chưa vấn đề nào được giải quyết thấu đáo, cần làm lại thật căn cơ”. Trong đó, ông Thông nhấn mạnh, tiếp dân là việc làm thường xuyên của các cơ quan, không cần phải có bộ phận riêng (Trụ sở tiếp công dân) để quản lý Nhà nước về tiếp dân.

Đồng tình, ĐB Đào Xuân Yên (Thanh Hóa) cho rằng, luật qui định “Trụ sở tiếp công dân” như một cơ quan là không phù hợp, vừa làm phình bộ máy, vừa chồng chéo chức năng nhiệm vụ. Theo ông Phương, “Trụ sở tiếp công dân” chỉ nên hiểu đơn thuần là địa điểm tiếp dân, còn cán bộ tiếp dân tùy từng cấp mà phân công cho phù hợp. Đồng thời, để việc tiếp dân hiệu quả thì cần có chế tài trong giám sát trách nhiệm của cơ quan Nhà nước khi tiếp dân. ĐB Hà Sơn Nhin (Gia Lai) cho rằng, phải xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền trong tiếp dân để hạn chế được khiếu kiện vượt cấp, kéo dài, khắc phục được tình trạng có vụ việc “qua 5 đời Bí thư, Chủ tịch (trên 20 năm) vẫn “chuyển” do các Bộ, chính quyền địa phương do không thống nhất cách giải quyết”.


ĐBQH Hà Sơn Nhin (Gia Lai) cho rằng phải xác định rõ trách nhiệm, thẩm quyền các cơ quan trong công tác tiếp dân.


ĐBQH Hồ Thị Thủy (Vĩnh Phúc) lại cho rằng, tiếp công dân phải gắn liền với giải quyết khiếu nại tố cáo thì mới hiệu quả. Trong báo cáo của các cơ quan thanh tra, kể cả Thanh tra Chính phủ đều cho thấy có việc tiếp dân ở cơ sở chưa thấu đáo nên dân phải khiếu kiện vượt cấp. Vì vậy, Luật phải làm rõ được những vấn đề như: Việc tiếp dân bắt buộc ở trụ sở, thế dân đến nhà phản ánh có tiếp không? Công dân đến khiếu nại, tố cáo có được giữ bí mật không, có được yêu cầu tiếp riêng không? Hay tình trạng cán bộ tiếp dân hách dịch, công dân có được quyền ghi âm lại để tố cáo không… cần phải được làm rõ nếu ban hành Luật Tiếp công dân.

ĐBQH Trịnh Ngọc Thạch (Hà Nội) cho rằng, nên hoãn luật này lại. Đồng quan điểm, ĐB Chu Sơn Hà kiến nghị chưa nên trình Luật Tiếp công dân mà hãy bổ sung làm rõ các quy định hiện hành trong Luật Khiếu nại, tố cáo, làm rõ quyền hạn, trách nhiệm của người tiếp công dân. “Trụ sở tiếp dân có con dấu, trụ sở riêng, tài khoản riêng, được đôn đốc lãnh đạo các Bộ ngành thì thủ trưởng cơ quan tiếp dân là hàm gì”, ông Hà đặt câu hỏi.

Về Dự thảo Luật Bảo vệ và kiểm dịch thực vật

Theo báo cáo của Chính phủ, trung bình mỗi năm có tới 10% mẫu thuốc BVTV nhập khẩu, 7% mẫu thuốc BVTV lưu thông trên thị trường không bảo đảm chất lượng; gần 3.000 cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc vi phạm quy định về nhãn mác thuốc BVTV thuộc diện phải thu hồi. Lượng hóa chất BVTV sử dụng liên tục tăng, năm 2005 là 35.000 tấn, năm 2008 là 110.000 tấn và thông thường lượng bao bì chiếm khoảng 10% lượng thuốc tiêu thụ.



Phương Thảo


Mỗi ngày, cứ cách 3 giờ, bạn sẽ uống 5 loại nước uống giải độc đặc biệt được resort chuẩn bị sẵn như nước tẩy lọc gan, nước mùi tỏi, nước súp rau, nước cà rốt hay nước dừa. Những đồ uống này sẽ giúp bạn có cảm giác no và hoạt động như một tấm xốp, hút mọi chất độc ra khỏi cơ thể bạn đồng thời làm sạch ruột.

Cũng cách 3 giờ, bạn sẽ bước vào quá trình bổ sung thảo mộc (Herbal Supplements). Nó sẽ hỗ trợ cho quá trình thải độc khỏi cơ thể và làm sạch ruột nhanh hơn.

Trong suốt quá trình giải độc cơ thể, mỗi ngày bạn cũng sẽ có những giờ phút được chăm sóc, thư giãn với các dịch vụ spa để giúp cung cấp chất khoáng và chất điện phân cho cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình detox tại các resort ở Koh Samui, bạn sẽ nhận được sự hướng dẫn, hỗ trợ đầy đủ từ những chuyên gia chăm sóc sức khỏe, giúp cho việc giải độc của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Nguồn: phapluatxahoi.vn

Link: http://phapluatxahoi.vn/20130601081751846p1002c1022/dai-bieu-quoc-hoi-che-du-an-luat-tiep-cong-dan-nhieu-san.htm

No comments:

Post a Comment